Quan tâ !important;m đến khẩu vị, cho trẻ uống đủ nước, tăng số bữa ăn, tránh lạm dụng kháng sinh… có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, bản thân với nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh dinh dưỡng cho thấy, biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ hiện nay. Tình trạng này dễ gặp ở bé từ 2 tuổi trở lên. Trong đó, trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hoặc dễ mắc bệnh vặt là những đối tượng có nguy cơ cao hơn.
"Hàng ngày, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp phụ huynh đưa con đến khám dinh dưỡng vì lý do biếng ăn, suy dinh dưỡng, chiếm khoảng 25-30% trẻ đến khám", bác sĩ Hương cho biết.
Trẻ biếng ăn có thể do nguyên nhân tâm sinh lý, bệnh lý hoặc do thói quen, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Theo đó, nguyên nhân tâm sinh lý bao gồm: bị dọa nạt, gây áp lực dẫn đến sợ ăn, đang ở tuổi mọc răng, tập nói, tập đi... Nguyên nhân bệnh lý bao gồm: bé mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hoá...), thiếu vi các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm, lysine, đạm...
Biếng ăn do thói quen chưa phù hợp bao gồm: lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn chưa hấp dẫn, không phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, biếng ăn còn do trẻ ăn không đúng giờ giấc; vừa ăn vừa xem tivi, chơi game; số lượng bữa chưa hợp lý, ăn quá ít hoặc quá nhiều...
Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Ảnh: Shutterstock
Theo bá !important;c Hương, một đứa trẻ được chẩn đoán là biếng ăn khi xuất hiện ít nhất từ hai biểu hiện sau đây: trẻ mất hơn 30 phút để hoàn thành bữa hoặc không chịu ăn hết thức ăn; trẻ không tăng cân trong ba tháng liên tiếp; bé từ chối ăn, có biểu hiện chống đối việc ăn như chạy trốn, khóc lóc...; thường ngậm thức ăn lâu bên trong miệng, không chịu nhai, nuốt; trẻ ăn ít hơn một nửa so với khẩu phần ăn thông thường.
Trẻ biếng ăn nếu không được điều trị kịp thời sẽ đối mặt với các hậu quả thiếu chất, thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc bệnh... Bác sĩ Hương khuyên bậc phụ huynh nên thử các cách sau để giúp cải thiện tình trạng.
Đa dạng thực đơn và quan tâm đến khẩu vị của trẻ: dinh dưỡng từ bữa ăn giúp trẻ khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng chống lại vi trùng. Do đó, khi trẻ bị biếng ăn, phụ huynh phải quan tâm đến khẩu vị, thực đơn hàng ngày. Cha mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục, sử dụng đa dạng loại nguyên liệu dựa theo sở thích. Những bữa ăn hấp dẫn về màu sắc, hương vị sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn nhiều hơn.
Khuyến khích uống đủ nước: bổ sung nước đầy đủ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ nên tăng số cữ bú cho con nếu bác sĩ chưa đưa ra chỉ định khác. Đối với bé từ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, uống đủ nước. Phụ huynh tuyệt đối không cho con uống đồ uống thể thao vì có chứa nhiều đường, có thể gây tiêu chảy.
Linh hoạt thời gian dùng bữa: không nhất thiết ép buộc ăn đúng giờ khi trẻ bị biếng ăn, nhất là biếng ăn do bệnh lý. Bố mẹ có thể khuyến khích bé ăn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên phụ huynh nên lưu ý nguyên tắc về khoảng cách giữa các bữa, cách nhau tối thiểu 2 giờ, tránh để trẻ chưa kịp tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
Tăng số bữa ăn trong ngày: nhiều phụ huynh thường tìm cách thúc ép để trẻ ăn hết khẩu phần chuẩn bị. Thay vì vậy, cha mẹ nên chia nhỏ, tăng thêm số bữa ăn trong ngày thay vì kéo dài bữa, ép buộc con ăn hết. Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra trong tối đa 30 phút.
Tránh gây áp lực cho trẻ về việc ăn uống: phụ huynh giữ vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích trẻ ăn. Nếu bé không muốn, bố mẹ nên tôn trọng quyết định. Việc quát mắng hoặc trách phạt khi con không ăn có thể gây tác dụng ngược, đặc biệt trong trường hợp trẻ bị ốm. Phụ huynh cũng không nên cho bé vừa chơi vừa ăn vì chúng không cảm nhận được mùi vị món ăn, hấp thu kém.
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh: khi bị ốm, trẻ sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, vitamin... để giảm nhẹ triệu chứng. Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định kê đơn của bác sĩ, tránh lạm dụng. Thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ như mất khẩu vị, rối loạn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu gây ra tình trạng biếng ăn.
Cho phép trẻ ăn thứ mình thích: khi bé bị ốm, giảm sút khẩu vị, một số món ăn có thể trở nên hấp dẫn trong khi một số món ăn khác thì không. Bởi vậy, phụ huynh hãy để trẻ ăn theo sở thích, không ép trẻ phải ăn hết mọi loại thực phẩm.
Điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan: nếu trẻ biếng ăn do các bệnh lý liên quan như bệnh nhiễm trùng, bệnh đường hô hấp, tiêu hoá... thì cần điều trị hiệu quả, song song với kích thích trẻ ăn uống tốt. Phụ huynh cần hiểu đúng nhu cầu, bước đầu phân biệt khi nào trẻ biếng ăn sinh lý, tâm lý hay bệnh lý.
Bác sĩ Nutrihome đang khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Nutrihome
Theo bá !important;c sĩ Hương, hầu hết trẻ biếng ăn đều bị thiếu một hay nhiều vi chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Thiếu vi chất thể ẩn tuy khó nhận biết nhưng có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng về thể chất, trí não. Do đó, nếu con vẫn biếng ăn ngay cả khi thử qua các cách, phụ huynh nên đưa bé đi khám dinh dưỡng.
"Việc điều trị trẻ biếng ăn không khó, phụ huynh và trẻ cần kiên trì. Tại Nutrihome, bên cạnh khám lâm sàng, khai thác tình trạng, thói quen dinh dưỡng, chúng tôi áp dụng hệ thống máy xét nghiệm vi chất cùng chỉ định cận lâm sàng hiện đại. Điều này sẽ giúp xác định trẻ biếng ăn, thiếu vi chất chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng khẩu phần, thực đơn phù hợp với nhu cầu, sở thích của bé", bác sĩ Hương cho biết.
Lại Giang