Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua khả năng nhận thức
Giai đoạn 0-6 tháng tuổi
Ngoại hình
Trẻ chậm phát triển ở giai đoạn sơ sinh thường có dấu hiệu: mũi tẹt, 2 mắt khoảng cách xa nhau, miệng há và hay thè lưỡi ra ngoài. Đó là những dấu hiệu ban đầu dễ nhận thấy ở trẻ chậm phát triển giai đoạn sơ sinh.
Phản ứng nhận thức của trẻ với sự vật bên ngoài
Khi trẻ được bế trên tay thường không có phản ứng co hay duỗi cơ. Thông thường trẻ thường lơ đãng với những lời bắt chuyện của mọi người. Không có biểu hiện đòi ăn, đòi bú sữa mẹ, trẻ theo người lạ mà không có phản ứng khóc.
Tóm lại, các phản ứng của trẻ với mọi sự vật bên ngoài chưa có nhiều, có sự chậm chạp hơn so với bình thường.
Giai đoạn 6-12 tháng tuổi
Ngoại hình
Đầu của bé nhỏ, khoảng cách trán ngắn, ánh mắt vô hồn hơn so với bình thường. Nếu thấy ngoại hình của bé khá bất thường bố mẹ nên chú ý hơn, khám cho trẻ để có phương pháp trị liệu cho trẻ chậm phát triển nhé.
Phản ứng nhận thức của trẻ với sự vật bên ngoài
Trẻ hay gặp khó khăn trong quá trình bú sữa mẹ, hay bị sặc hoặc bú hơi ngắn, ngắt quãng. Mặc dù đến độ tuổi tập bò, ngồi, đứng,… nhưng trẻ tỏ ra thích nghi khá chậm.
Trẻ 6 tháng tuổi nhưng phản ứng với tiếng của âm thanh rất chậm, không tỏ ra biểu cảm khi nghe được những âm thanh vui nhộn. Bên cạnh đó trẻ hay dùng tay mình như đồ chơi, đưa vào miệng ngậm, cắn,… trẻ không nhận thức và phân biệt được đồ chơi hay cơ thể mình.
Giai đoạn từ 1-3 tuổi
Ngoại hình
Ở giai đoạn này, đầu của trẻ vẫn giống như giai đoạn 6-12 tháng. Nhưng đặc điểm dễ nhận ra nhất đó là chân của trẻ hay bắt chéo, gây khó khăn trong việc đi lại
Phản ứng nhận thức của trẻ với sự vật bên ngoài
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua khả năng nhận thức về ngôn ngữ. Trẻ tỏ ra lóng ngóng trong việc tiếp nhận thông tin cuộc trò chuyện và đôi khi truyền đạt lời nói của mình trong vô thức.
Trẻ không có hứng thú trong việc chơi với bạn bè cùng trang lứa, luôn tỏ ra khó chịu khi chơi đông người, trẻ luôn thích một mình và chơi theo ý của mình.
Nguồn: trituetreem.vn