Thời tiết chuyển từ thu sang đô !important;ng, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô vào ban ngày và se lạnh buổi tối, kèm theo sương mù lúc sáng sớm là thời điểm thuận lợi làm gia tăng các bệnh ở trẻ. Dưới đây là những thông tin cơ bản về một số bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc phải khi chuyển mùa.
1. Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ thường xuyên bị đau họng, đau đầu và đau dạ dày. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa. Viêm họng không có triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho, thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh, khi trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn nên được điều trị để giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này do nhiễm trùng. Trẻ nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi trẻ đã được dùng kháng sinh và hết sốt trong 24 giờ.
Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người hoặc đến thăm những người được biết là bị bệnh. Nếu con bạn bị ốm thì không nên cho trẻ đi học hoặc đến nhà trẻ, để con bạn không lây bệnh cho những người khác. Nói chung, con bạn có thể trở lại trường khi các triệu chứng được cải thiện và sau khi hết sốt trong 24 giờ (không cần dùng Paracetamon hoặc Ibuprofen).
2. Trẻ dễ mắc bệnh cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm và thường sốt không cao. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau.
Hầu hết các cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Để phòng tránh cảm lạnh cho trẻ, cha mẹ cần: Giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ, thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
3. Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)/ Viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.
Virus hợp bào hô hấp là một loại virus đặc biệt, là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước.
Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ bắt đầu cải thiện. Hầu hết trẻ được điều trị tốt ở nhà, nhưng một số trẻ sẽ cần phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.
4. Trẻ dễ bị cảm cúm
Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Có một số loại thuốc chống virus có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích. Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với trẻ em có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.
5. Viêm phổi
Không giống như các bệnh mùa lạnh thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như trẻ ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ.
Nếu trẻ bị cảm trong vài ngày, rồi bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để đánh giá. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy con mình bị khó thở, nên tìm kiếm đánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời, vì viêm phổi có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn.
Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số trẻ với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng bệnh cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần tiêm phòng vaccine để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
Nguồn https://suckhoedoisong.vn/5-benh-thuong-gap-o-tre-khi-thoi-tiet-chuyen-lanh-169231016204124663.htm