Tăng động ở bé !important; gái thường ít gặp hơn và có những biểu hiện khó nhận biết hơn so với ở bé trai.
Rối loạn tăng động giảm chú !important; ý (ADHD) hay còn gọi là tăng động được coi là một tình trạng ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với bé gái. Tuy nhiên, do ở các bé gái bị tăng động có thể khác biệt so với các bé trai nên nhiều người thường không nhận ra con mình mắc bệnh.
Sự khá !important;c nhau điển hình nhất là biểu hiện bên ngoài, các bé gái tăng động có xu hướng mơ mộng và nhút nhát hơn trong khi các bé trai lại có xu hướng hiếu động. Nhận thức được các triệu chứng khác nhau của chứng tăng động giảm chú ý ở bé gái có thể giúp cha mẹ có hướng xử trí sớm hơn.
Thiếu sự tập trung
Đối với nhiều bé !important; gái mắc chứng tăng động, chú ý tập trung vào nhiệm vụ mình đang làm dường như là thách thức lớn nhất. Các bé có thể bị phân tâm bởi yếu tố bên ngoài hoặc mơ mộng trong thế giới của riêng mình.
Bê !important;n cạnh đó, một bé gái mắc chứng ADHD có thể tập trung quá mức vào thứ mà bé vô cùng thích thú hoặc đam mê. Đôi khi, sự tập trung cao độ này là cách đối phó, để giúp con giải trí khi có điều gì đó nhàm chán. Điều này khiến cha mẹ hoặc giáo viên có thể loại bỏ khả năng mắc chứng tăng động ở bé.
Luô !important;n hoạt động
Một số bé !important; gái bị ADHD có triệu chứng điển hình của chứng hiếu động thái quá. Những bé gái hiếu động có thể được xem là "tomboy" (những bé gái thể hiện cá tính giống một bé trai). Các bé này đều thích hoạt động thể chất và dường như không có sở thích giống hầu hết bé gái cùng trang lứa khác.
Cò !important;n chứng tăng động giảm chú ý ở các bé gái có thể biểu hiện theo những cách ít rõ ràng hơn nhưng khiến cha mẹ cảm thấy bé chỉ là thích hoạt động không ngừng. Điển hình như vẽ nguệch ngoạc liên tục trên giấy hoặc luôn di chuyển trên ghế.
Cá !important;c hành vi khác có liên quan đến hiếu động thái quá như gây hấn, nói nhiều và dễ xúc động, bị kích động, nhạy cảm đôi khi bị nhầm là các đặc điểm tính cách hơn là bị ADHD.
Thiếu kiểm soá !important;t trong lời nói
Bé !important; gái bị tăng động giảm chú ý có thể bốc đồng và nói nhiều thông qua lời nói, ngắt lời người khác, nói quá nhiều hoặc thay đổi chủ đề liên tục trong các cuộc trò chuyện. Bé thậm chí có thể nói ra những lời mà không nghĩ đến tác động của chúng đối với người khác.
Cá !important;c đặc điểm của ADHD có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Một bé trong nhà có thể bị mắc chứng tăng động nhưng không có nghĩa những anh chị em còn lại cũng sẽ bị.
Cá !important;c đặc điểm của ADHD có thể thay đổi phần nào khi bé lớn lên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, ADHD ở trẻ gái có thể dẫn đến những bất lợi như khó hòa nhập với môi trường lớp học, với xã hội và tự đổ lỗi cho bản thân. Trong giai đoạn tuổi teen có thể tác động đáng kể đến tình cảm và mối quan hệ xã hội, khó tập trung ở trường, kiểm soát lời nói kém, hay lo lắng... Bệnh thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần sau này.
Cá !important;c cô gái khi đó có thể nội tâm hóa các triệu chứng của mình, lầm tưởng rằng những khó khăn của họ là do khuyết điểm về tính cách hơn là dấu hiệu của chứng tăng động.
Để chẩn đoá !important;n, bác sĩ chuyên khoa có thể đề xuất xét nghiệm cần thiết để xác định xem con có bị ADHD hay không và đưa ra phương pháp điều trị. Điều trị bệnh này ở bé gái có thể bao gồm các kỹ thuật quản lý hành vi, thuốc men, tư vấn và hỗ trợ.
Bảo Bảo(Vnexpress.net)
(Theo Very Well Mind)
  !important;