Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung dưỡng chất để bạn sớm thoát khỏi mệt mỏi, khó chịu do bệnh tật gây ra.
Các loại trà thảo dược giúp tinh thần sảng khoái. (Ảnh: ITN)
Trà thảo dược
Khi gặp các triệu chứng cảm lạnh và cúm, điều quan trọng là phải giữ đủ nước. Các loại trà thảo dược giúp tinh thần sảng khoái. Việc hít thở hơi nước của chúng cũng có thể giúp làm sạch chất nhầy trong xoang.
Thêm bột nghệ vào một cốc nước nóng có thể giúp giảm đau họng. Nghiên cứu cho thấy nghệ có cả đặc tính chống viêm và khử trùng.
Lá trà có nhiều hợp chất thực vật tự nhiên, chẳng hạn như polyphenol, flavonoid và catechin – những chất kích thích hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, catechins có thể bảo vệ chống lại một số loại vi rút cúm.
Mật ong
Đau họng có thể do nhiễm vi khuẩn. Mật ong rất giàu chất kháng khuẩn giúp loại bỏ các loại nhiễm trùng này.
Mật ong cũng có thể hiệu quả trong việc điều trị ho cho trẻ em, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Một đánh giá được công bố năm 2018 đã so sánh mật ong với các loại thuốc ho thông thường dành cho trẻ em.
Các tác giả phát hiện mật ong hiệu quả hơn diphenhydramine và salbutamol, những thành phần thường được sử dụng trong thuốc ho. Mật ong cũng tạo ra kết quả tương tự như dextromethorphan, một thành phần phổ biến khác trong thuốc ho.
Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế vì hầu hết các nghiên cứu chỉ xem xét các cơn ho cấp tính trong 1 đêm.
Trái cây họ cam quýt và quả mọng
Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, chanh và bưởi, chứa hàm lượng cao flavonoid và vitamin C. Những chất này làm giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch, có thể giúp hạ sốt.
Một số nghiên cứu cho rằng một loại flavonoid gọi là quercetin, cũng được tìm thấy trong quả mọng, có thể giúp điều trị nhiễm trùng do virus rhovirus. Virus này chịu trách nhiệm cho phần lớn các bệnh cảm lạnh thông thường. Vì thế, nước ép trái cây có thể giúp làm dịu cơn đau họng.
Gừng
Nghiên cứu gợi ý rằng gừng có thể giúp giảm tác động của buồn nôn.
Người ốm có thể pha trà gừng bằng cách thêm 1-2 thìa cà phê gừng tươi vào một cốc nước nóng. Ngâm gừng trong 5 phút trước khi lọc hỗn hợp và làm ngọt bằng một ít mật ong.
Nước dừa
Nước dừa có thể cung cấp mức độ hydrat hóa tương tự như đồ uống thể thao. (Ảnh: ITN)
Đối với người thường xuyên bị đau dạ dày, những cơn đau xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm. Các hợp chất gọi là tanin có trong nước dừa có thể giúp giảm chứng viêm này.
Nước dừa cũng chứa nhiều khoáng chất như natri và kali. Chúng có thể giúp cơ thể bù nước nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Một nghiên cứu cho thấy nước dừa có thể cung cấp mức độ hydrat hóa tương tự như đồ uống thể thao. Nó cũng tốt cho sức khỏe khi không chứa thêm đường.
Các thực phẩm cần tránh
Nhiều người tin rằng sữa làm tăng sản xuất chất nhầy, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Tuy nhiên, sữa có thể làm cho chất nhầy đặc hơn, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn xoang.
Caffeine có thể gây mất nước, khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, một số đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như trà và cà phê, có chứa chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch và chúng có thể hữu ích nếu dùng ở mức độ vừa phải.
Rượu có thể làm mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Thực phẩm dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao, khó tiêu hóa và có thể gây kích ứng dạ dày, làm buồn nôn nặng hơn.
Ớt có chứa capsaicin, một chất hóa học có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu.