Ai cũng biết ăn rau rất tốt, nhưng khô !important;ng phải loại rau nào cũng như nhau. Một số loại không nên ăn nhiều vì chúng gây hại cho sức khỏe.
Việc nấu cơm canh sẵn để ngày hôm sau hâm nóng lại là thói quen của nhiều gia đình. Đây chính là thói quen “đầu độc” sức khỏe gia đình bạn.
Rau để qua đêm
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ công bố, các loại rau như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác.
Ăn nhiều những loại rau xào, rau luộc hay canh để qua đêm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại có thể trở nên độc hại, về lâu dài là nguyên nhân gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
Nếu chúng ta ăn số lượng ít thì độc tố chỉ đủ để gây ngộ độc thực phẩm. Việc làm này cứ tái lại nhiều lần có thể gây hại cho thận và đe dọa cả tính mạng.
Các loại rau dưa muối
Nhiều người rất thích ăn các loại rau dưa muối vừa bảo quản được lâu, hương vị lại dễ ăn. Hầu hết các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat, khi đem muối, lượng nitrat này bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit.
Khi chúng ta ăn vào, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine-1 - chất có khả năng gây ngộ độc hoặc ung thư.
Giá đỗ
Theo Sức khỏe và Đời sống, giá đỗ nếu được ủ theo cách truyền thống sẽ rất sạch sẽ, tươi ngon. Tuy nhiên do người bán hàng muốn rút ngắn thời gian ủ để cho thuốc kích thích, ure để giá mọc nhanh hơn, mầm to, cho năng suất cao hơn. Không có thời gian để thuốc phân hủy hết nên ăn giá rất độc, rất nguy hiểm.
Măng tươi
Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanide, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN. Nghiên cứu chứng minh, 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg acid cyan andrid (HCN) là có thể tử vong.
Măng tươi không được chế biến sạch, kỹ thì rất độc. Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi cân.
Vì thế, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao. Ngay cả trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng, bạn nên trần nước nóng hoặc luộc lại để bảo đảm an toàn.
Thanh Mẫn