1. Ổn định tổ chức gây hứng thú:
Chào mừng các bạn đến với tiết khám phá khoa học của “lớp học vùng cao”.trong buổi khám phá ngày hôm nay các bạn nhỏ vùng cao của chúng ta sẽ cùng nhau là những nhà khoa học nhí tài ba suất sắc cùng cô khám phá ra điều kỳ diệu của không khí nhé.
(Cô phụ bắn bóng bóng bay ra)
2. Nội dung
Các con vừa nhìn thấy gì nào?
Vì sao bong bóng lại bay lơ lửng được ở trên cao vậy?
Vậy các con cho cô biết không khí có ở những đâu?
À không khí có ở xung quanh ta, có ở khắp mọi nơi. Chúng mình cùng cô đi bắt không khí nhé.
Có bạn nào bắt được không khí không?
- Cô có một cách rất là hay để bắt không khí , chúng mình cùng xem nhé.
+ Cô có cái gì đây?
+ Túi của cô như thế nào?
- Cô làm động tác bắt không khí:
+ Ai có nhận xét gì về túi của cô bây giờ?
+ Vì sao nó căng?
à Cô khái quát: Túi căng to ra là vì chứa đựng không khí đấy các con ạ.
+ Bây giờ các con có muốn thí nghiệm bắt không khí cùng cô không?
* Tìm hiểu về dặc điểm của không khí.
a. Hoạt động 1: Không khí ơi vào đây?
Bây giờ các con cùng mở rộng túi để không khí chui vào nhé: “ Không khí ơi vào đây”...
- Cô cho trẻ giơ túi lên.
Bây giờ cô đếm 1,2,3 chúng mình cùng giơ cao tay lên nhé.
Cô hỏi trẻ:- Chúng mình cùng nhìn xem túi của các con như thế nào?
- Chúng mình có nhìn thấy gì trong túi không?
Cô khái quát lại: Vì không khí không có màu nên khi không khí chui vào túi chúng ta cũng không thể nhìn thấy được.
Cô hỏi lại nhiều trẻ:Không khí có màu không các con?
Bây giờ chúng mình cùng đặt túi lên vai xem nặng hay nhẹ nhé.
Chúng mình cảm nhận thấy túi nặng hay nhẹ?
À Túi rất là nhẹ.
Cô hỏi lại nhiều trẻ : Không khí nặng hay nhẹ hả các con?
àCô khái quát: Các con ạ không khí có ở xung quanh chúng ta và không khí có đặc điểm là không màu, rất nhẹ đấy.Vì không khí nhẹ nên dù có túi đựng không khí có to thật to chúng mình cũng cảm thấy nhẹ.
Cô cho trẻ nhắc lại.
b. Hoạt động 2: Không khí bay ra.
- Bây giờ cô và chúng mình cùng làm một thí nghiệm nhỏ nhé. Mỗi bạn hãy dùng tăm tạo một lỗ nhỏ trên túi nào. Chúng mình cùng chọc thủng rồi ghé má vào.
Cô hỏi trẻ: Con cảm nhận thấy như thế nào?
+ Bây giờ túi bóng như thế nào? Vì sao?
+ Con có nhìn thấy không khí bay ra không?
àÀ đúng rồi khi chọc thủng túi thì không khí bay ra làm cho chúng mình cảm thấy mát và vì không khí không có hình dạng nên chúng mình không nhìn thấy khi không khí bay ra đấy.
Cô hỏi lại nhiều trẻ: Không khí có hình dạng không các con?
c. Hoạt động 3: Thí nghiệm với cốc
- Cô cho nhóm trưởng lấy cốc múc không khí
+ À bây giờ chúng mình cùng cô múc không khí nào?
- Chúng mình cùng để lên mũi nào. Chúng mình có ngửi thấy gì không? ( Hỏi 3-4 trẻ)
- Chúng mình cùng uống nào? Chúng mình uống được không?
- Các con có biết vì sao chúng ta lại không ngửi thấy mùi và không cảm nhận được vị gì trong chiếc côc không? Vì không khí không thể uống được đấy các con ạ.
- Nào chúng mình cùng cất cốc cho cô nào.
Xúm xít, xúm xít.
Cô có một điều kỳ diệu sắp xảy ra đấy. Bây giờ chúng mình cùng nhắm mắt lại: Hít vào thật sâu..... Thở ra....
( Cô phụ xịt nước hoa xung quanh phòng ) hỏi trẻ?
- Có ai phát hiện ra điều gì không?
- Các con có ngửi thấy gì không? Vì sao các con ngửi thấy?
Vì không khí có thể di chuyển từ nơi nọ đến nơi kia nên khi cô xịt nước hoa chúng mình gửi thấy mùi thơm đấy.
àCô khái quát: Nhờ không khí chuyển động mà chúng mình có thể ngửi được mùi hương xung quanh chúng ta.
*Không khí cần cho sự sống.
- Các con hãy dùng tay bịt kín mũi và mím miệng lại trong 5 giây rồi bỏ tay ra.
+ Khi bịt mũi lại các con thấy như thế nào ?
+ Vậy các con có biết vì sao khi bịt mũi lại con người lại không thở được ?( Vì không có không khí )
Đúng rồi khi các con bịt mũi lại chính là việc các con ngăn không khí vào nên các con thấy khó thở và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống đấy.
à Không khí giúp duy trì sự sống cho con người, con vật trên trái đất có thể thở được. Nếu thiếu không khí lâu con người sẽ ngừng thở và gây nguy hiểm cho sự sống.
Nhưng để có sức khỏe tốt chúng mình cần có một bầu không khí trong lành. Vậy theo các con không khí trong lành có ở những đâu?
Cô mời các con cùng xem đoạn video nói về sự ô nhiêm x và cach bảo vệ bầu không khi luôn được trong lành nhé.
- Khói xe, Khói thuốc lá, bụi đất, bụi than, bụi khu khai thác; khói bụi nhà máy; hun đốt rác, rơm, khói than tổ ong; chặt phá rừng.
à Cô khái quát: Không khí bị ô nhiễm là do khói thuốc lá, bụi đất, bụi than, khói bụi các nhà máy ,... đấy.
)
* Giáo dục: Khi chúng mình vệ sinh môi trường sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh thì sẽ có bầu không khí sạch, trong lành đấy! hôm nay chúng mình đã được tìm hiểu về sự kỳ diệu của không khí rồi. Bây giờ chúng mình cùng cô chơi trò chơi về không khí nhé.
3. Luyện tập
* Trò chơi :Thi xem đội nào nhanh
- Để chơi chơi trò chơi “ Thi xem đội nào nhạnh ” chúng mình cùng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội. Cô đã chuẩn bị cho chúng mình 2 bảng rất là to và 1 rổ loto rất là nhiều hình ảnh nhiệm vụ của chúng mình là 2 bạn sẽ bị buộc 1 chân vào nhau sẽ cùng phối hơp nhịp nhàng với nhau đi lên chọn hình ảnh hành động có lợi cho không khí gắn lên biểu tượng mặt cười và hình ảnh gây hại cho không khí gắn lên mặt mếu.
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, thời gian chơi là 1 bản nhạc khi đi đôi nào bị ngã phải đứng ngay dậy và đi tiếp. Khi bản nhạc kết thúc đội nào tìm và gắn đúng nhiều hình ảnh hơn thì đội đó chiến thắng.Các bạn nhớ phải phối hợp nhịp nhàng vơi nhau mình mới có thể đi đc
- Tổ chức cho trẻ chơi: Trong lúc chơi cô quan sát trẻ.
Kết thúc trò chơi: Cô nhận xét khen ngợi đội tìm đúng và khuyến khích đội tìm được ít hơn.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học và cho trẻ hát bài “ Trái đất này là của chúng mình ”.
Chuyển hoạt động khác.
|