Đề tài: Cơ thế của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết cơ thể của bé với các bộ phận bên ngoài cùng với số lượng của các bộ phận.
- Hiểu nội dung câu chuyện, phân biệt chức năng của các bộ phận trên cơ thể cùng với sự cần thiết của các bộ phận trong cơ thể người.
- Làm quen với nhóm chữ m, t, c qua các từ chỉ bộ phận trên cơ thể giống nhau ở phụ âm đầu.
- Phát triển tư duy, tri giác có chủ định và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ ý thức tự lực trong các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
- Làm quen với hình cơ thể bé và các từ chỉ tên các bộ phận trên cơ thể.
- Hình cơ thể của bé và các từ tương tự như trong vở VHC của trẻ.
- Tập VHC và bút chì cho trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1: Trò chơi "Bé tập đếm"
Cô nói tên bộ phận của cơ thể, trẻ tự đếm và nói nhanh số lượng ...
VD: Cô nói: "Mắt" ---- trẻ đáp: "2 con mắt"
"Miệng" ---- trẻ đáp: "1 cái miệng"
"Bàn tay" ---- trẻ đáp: "2 bàn tay"
"Ngón chân" ---- trẻ đáp: "10 ngón chân" ...
- Sau đó, cô trò chuyện với trẻ về chức năng của các bộ phận trên cơ thể:
+ Tay, chân để làm gì?
+ Thế nào gọi là câm điếc?
+ Vì sao nói con mắt là cửa sổ của linh hồn?
* Hoạt động 2: Kể chuyện "Giấc mơ kỳ lạ"
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Trong câu chuyện nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?
+ Các bộ phận ấy than thở vì điều gì?
+ Tại sao các bộ phận ấy lại than thở như thế?
+ Làm thế nào để giải quyết vấn đề ?
+ Các bạn có suy nghĩ giống như cô bé ấy không?
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ quan sát hình người trên bảng với các bộ phận trên cơ thể được diễn giải bằng chữ viết.
- Cô chỉ cho trẻ đọc tên các bộ phận:
+ mắt, mũi, miệng (phụ âm m)
+ tóc, tai, tay (phụ âm t)
+ cổ, chân (phụ âm c)
- Gợi ý cho trẻ phát hiện các từ bắt đầu bằng các chữ (phụ âm) giống nhau: m - t - c ...
(chú ý cách phát âm từng nhóm từ, cô chỉ cho trẻ đọc từng từ ...)
- Cho trẻ nhận dạng lần lượt từng chữ trong các từ (theo các nhóm từ) cùng với các nét chữ in, chữ viết, chữ hoa của từng chữ ... Luyện phát âm: chung, cá nhân ...