Việc xáo trộn nếp sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Các vấn đề thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp trên, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết. Mẹ thuộc lòng 3 nguyên tắc dưới đây sẽ không cần lo lắng con về quê ốm vặt, suy giảm đề kháng.
1. Duy trì nếp sinh hoạt cũ, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ
Dịp Tết và cận Tết với lịch trình di chuyển dày đặc như về quê nội ngoại, đi mua sắm, chúc tết, du xuân… là những lý do khiến giờ giấc sinh hoạt của trẻ bị đảo lộn. Cơ thể non kém của trẻ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột này sẽ dẫn tới những trục trặc về hoạt động chuyển hóa, bài tiết các loại hormone, kháng thể quan trọng. Từ đó làm suy yếu hàng rào miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh.
Nhiều trẻ ham chơi thường thích thức khuya, dậy muộn, bỏ bữa sáng, bữa phụ, ăn uống qua loa nên việc cơ thể bị thiếu chất là điều khó tránh khỏi. Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh.
Cha mẹ hãy nhớ, dù bận rộn cỡ nào cũng đừng quên nhắc nhở việc ăn ngủ của trẻ. Những công việc cơ bản nhất là nhắc nhở trẻ đi ngủ, thức dậy đúng giờ, không bỏ qua các bữa ăn chính để cơ thể trẻ hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
2. Cho trẻ ăn đủ nhu cầu, ưu tiên những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Có một nghịch lý đó là ngày tết có rất nhiều món ăn, đa dạng dinh dưỡng nhưng tại sao trẻ lại dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc thực phẩm?
Nguyên nhân chính là có quá nhiều đồ ăn, thức uống. Trên thực tế, các loại thực phẩm ngày Tết thường chứa nhiều đường, bột, có thể chế biến sẵn để dùng trong nhiều ngày hoặc có nguyên liệu khó tiêu như bánh chưng, bánh tét, thịt kho, bánh kẹo, mứt… Những thực phẩm này thường lạ miệng, khiến trẻ bị thu hút mà ăn nhiều hơn ngày thường. Hậu quả là hệ tiêu hóa bị quá tải, đồng thời cơ thể bị hụt các nhóm dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin, chất xơ từ rau xanh, củ quả…
Chính vì vậy, ngoài việc đảm bảo ăn uống đúng bữa, một nguyên tắc quan trọng trong việc ăn uống ngày Tết cho trẻ là các bữa ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng như chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Kiểm soát việc ăn đồ ăn vặt của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, các loại hạt, chỉ ăn với lượng vừa phải và chọn thực phẩm có xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu , tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như rau xanh, trái cây, nước ép trái cây, sữa chua… Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ôi thiu, thực phẩm để qua đêm, thực phẩm để ra ngoài trong thời gian lâu, đồ bị hỏng mốc. Đừng quên khuyến khích trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động trao đổi chất của cơ thể và kích thích tiêu hóa.
3. Bổ sung men vi sinh và các dưỡng chất thiết yếu để củng cố hệ miễn dịch
Để trẻ có hệ miễn dịch tốt, các mẹ thông thái thường truyền tai nhau cách bổ sung men vi sinh và vi chất dinh dưỡng. Nguyên nhân bởi men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bổ sung vi chất, khoáng chất giúp đảm bảo nhu cầu cho sử phát triển của trẻ, tăng cường sức khỏe và khả năng chống lại bệnh tật.