Nếu dẫn bé đến nhà ông bà, hãy dạy con những câu chúc Tết đơn giản,ngắn gọn như “con chúc ông/bà khỏe mạnh”. Lời chúc đầu năm luôn mang lại niềm vui và sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình, và điều này cũng tạo ra một hiệu ứng vô cùng tốt đẹp cho bé trong ngày. Đừng quên giải thích cho bé hiểu tại sao cần nói lời chúc tết, ý nghĩa của lời chúc. Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động đó, trẻ sẽ dễ dàng tự giác nói lời chúc hơn là đợi người lớn nhắc nhở, và bé sẽ tự mình phát sinh những động lực tri ân, những hành động tốt đẹp khi bé trưởng thành.
Bạn hãy nhớ rằng, sự tri ân của bé trở nên có ý nghĩa nhất, cha mẹ và người thân trong gia đình luôn là tấm tấm gương để trẻ soi vào. Vì thế cha mẹ hãy là người đầu tiên và duy nhất bé cảm nhận sâu sắc nhất cách thể hiện tình cảm, sự mang ơn tới những người thân trong gia đình bằng những hành động cụ thể. Nếu bạn sống xa gia đình, hãy cho bé cơ hội được về quê vào ngày Tết cổ truyền. Nếu bạn sống gần ông bà, hãy thường xuyên mang bé theo khi bạn mang thứ gì biếu cho cha mẹ mình, và tâm sự với con lý do bạn tặng quà cho ông bà của bé. Nếu các thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, bạn hãy biến những ngày tết là ngày lễ tri ân của mình với tổ tiên, ông bà cha mẹ, và người bạn đồng hành của bạn chính là đứa con thân yêu của bạn.
Dạy cho con biết ơn khi nhận quà và tiền mừng tuổi:
Nhiều người với suy nghĩ trẻ con thường không biết gì, nên khi trẻ quên có lời cảm ơn tới người thân, bạn bè thì cũng bỏ qua mà không uốn nắn trẻ ngay. Nhưng đó là một sai lầm bởi bạn đã đánh mất cơ hội để bé có thói quen tri ân, bởi việc giáo dục để trẻ biết vâng lời, lễ phép và học cách thể hiện tri ân là điều vô cùng cần thiết. Đương nhiên việc dạy dỗ trẻ làm thể nào để tri ân không hề dễ, nhất là khi trí óc và nhận thức của con lúc này như tờ giấy trắng. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa trẻ không thể tiếp thu những bài học về thái độ lễ phép từ bố mẹ. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần kiên trì, nhẹ nhàng và dạy con từng chút một. Khi bé nhận được món quà từ người thân đi xa về, bạn hãy gợi ý cho bé “Khi con được tặng quà thì con sẽ làm gì nhỉ?”, hay nếu bé quên chưa cảm ơn, bạn hỏi bé “Con quên gì rồi nhỉ? Khi nhận quà phải làm gì con nhớ chưa?”
Những ngày lễ, Tết chắc chắn có bé sẽ được nhận nhiều tiền mừng tuổi, cha mẹ cần dạy bé biết nói “cảm ơn” khi được nhận tiền lì xì. Khi được nhận quà, hiếm có đứa trẻ nào tự biết nói lời cảm ơn ngay từ khi bé thơ, thế nên bạn cần dạy cho bé cách ứng xử ngoan ngoãn, nói năng lễ phép và cư xử lịch sự trong mọi tình huống. Khi đến thăm nhà những người thân quen và nhận được tiền mừng tuổi từ mọi người, hãy giải thích ý nghĩa của khoản tiền mừng tuổi và giải thích cho bé về tình yêu thương mọi người dành cho bé, để bé thấm nhuần những sự quan tâm của mọi người dành cho mình. Chúng ta có thể làm gương cho bé, cảm ơn một người khác với một vẻ mặt vui vẻ; nhắc nhở bé cảm ơn khi nhận được một điều, một thứ gì đó; nói cho bé rõ lời cảm ơn cũng sẽ mang lại một chút gì đó niềm vui đến với người cho,... Làm vậy bé sẽ tự thấy cảm ơn là một việc thoải mái, vui vẻ, và tự nguyện.
Bạn cũng có thể tập cho trẻ thói quen tặng quà cho người thân vào dịp năm mới, đơn giản có thể là bé vẽ một bức tranh tặng ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè hoặc hướng dẫn bé làm bưu thiếp chúc mừng năm mới. Bạn dành thời gian chuẩn bị quà cùng bé, cho bé thấy món quà bé làm sẽ có ý nghĩa như thế nào với mọi người. Chính những hành động của bạn sẽ tạo thói quen biết ơn sâu sắc của bé tới mọi người và muốn khẳng định nó bằng những thành quả lao động mà bé muốn thể hiện sự biết ơn của riêng bé.
(Nguồn: sưu tầm)
Đồng hành cùng gia đình » Học cùng con