Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ:
Chuyên đề “
Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non” được tổ chức tại lớp Mẫu giáo lớn A3 qua hoạt động âm nhạc “Liên hoan văn nghệ: Giai điệu vui nhộn” chủ đề động vật do hai cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Phạm Bích Hảo thực hiện.
Chất giọng truyền cảm của cô giáo Hiền kết hợp cùng sự hài hước, dí dỏm của cô giáo Hảo đã thu hút sự chú ý của trẻ, khéo léo dẫn dắt trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, thân thiện trong giờ học. Trong quá trình tổ chức giờ học, hai cô giáo luôn tạo những tình huống cần phải giải quyết cùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ cảm nhận được không khí vui tươi, nhộn nhịp của buổi liên hoan văn nghệ chứ không phải là giờ âm nhạc trên lớp học hằng ngày.
Giờ học có sự tương tác cao giữa cô và trẻ, cô luôn hướng việc lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động. Việc tạo cảm xúc âm nhạc cho trẻ một cách hứng thú, tự nhiên trong không khí vui nhộn đã giúp trẻ tìm được niềm vui, sự hồn nhiên, nhí nhảnh theo đúng đặc điểm tâm sinh lí của mình.
Thay đổi cách thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Giờ học được các cô giáo thiết kế chương trình giáo dục âm nhạc với những nội dung cho trẻ làm quen với cường độ, trường độ, cao độ qua đó trẻ vận động minh họa phù hợp với tiết tấu âm nhạc của bài hát. Những thuộc tính âm nhạc trừu tượng tưởng chừng rất khó hiểu nhưng với cách lồng ghép các câu chuyện giáo dục nhẹ nhàng; các hoạt động trải nghiệm với cách hát rap, hát bè; các vận động âm nhạc thú vị, những thuộc tính ấy trở nên gần gũi, dễ nhớ với trẻ hơn rất nhiều.
Lựa chọn bài hát, các loại nhạc cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
Các bài hát trong “liên hoa văn nghệ” được các cô lựa chọn phong phú, gần gũi với trẻ; ngôn ngữ bài hát đơn giản, dễ hiểu với trẻ; đặc biệt giàu tính tượng hình giúp trẻ vận động minh họa một cách dễ dàng. Qua đó trẻ phản ứng với âm nhạc bằng cơ thể, cảm xúc với các tiết tấu nhanh-chậm qua hoạt động vận động theo nhạc; dậm, nhún chân lắc lư người các tiết tấu nhanh-chậm của bản nhạc, tiếng sắc xô và tiếng trống vỗ.
Thông qua chuyên đề âm nhạc giáo viên đã biết tổ chức được giờ dạy trẻ hát, giờ trẻ nghe nhạc, giờ trẻ vận động theo nhạc theo hướng đổi mới nhằm phát huy cảm xúc âm nhạc ở trẻ. Trẻ sẽ phân biệt được các loại âm thanh, nhạc cụ, cũng như biết cách hưởng ứng giai điệu theo bài hát. Điều này giúp kích thích trẻ phát triển giác quan, sự vận động, tính tích cực, hòa đồng và dạn dĩ hơn đặc biệt là phần thể hiện sự sáng tạo qua động tác khi nghe nhạc.
Một số hình ảnh trong hoạt động: