CÁC CON KHỐI NHÀ TRẺ THAM GIA TRẢI NGHIỆM HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Hoạt động với đồ vật (HĐVĐV) là hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Chính những hoạt động này tạo nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ. Và làm cho các họat động khác mang màu sắc của nó.
Trong trường mầm non, HĐVĐV luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Nội dung HĐVĐV được xây dựng dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ. Các nội dung đã được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ, các giáo viên trong khối nhà trẻ trường mầm non Chim Én luôn tạo cho trẻ cơ hội và môi trường để trẻ được khám phá và phát triển. Các cô giáo chúng tôi đã hoà mình vào thế giới của trẻ, biến mình thành bạn của trẻ, biết đồng cảm và tôn trọng để tạo nên không khí thoả mái lôi cuốn thu hút trẻ. Bên cạnh đó còn phải biến việc học của trẻ trở lên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng lĩnh hội kiến thức mà vẫn phù hợp với tâm lý của trẻ, giáo viên không áp đặt trẻ tạo điều kiện cho trẻ thể hiện nét riêng của mình.
Khi thực hiện nội dung xếp hình, trẻ tiếp xúc với các đồ vật có các dạng hình học cơ bản như: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và các biểu tượng mầu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, trắng, đen…. Với nội dung này trẻ phải thực hiện nhiệm vụ nhận biết, gọi tên, phân biệt mầu sắc, hình dạng. Khi đó trẻ sẽ được hình thành các biểu tượng về hình dạng và mầu sắc qua dấu hiệu của đồ vật.
VD: Nếu muốn cho trẻ xếp đoàn tầu hỏa. Đầu tiên, người lớn cần cho trẻ gọi tên loại đồ chơi đó bằng câu hỏi: Đây là gì? (đồ chơi xếp hình), dùng để làm gì? (để chơi, để xếp hình…), đồ chơi này có mầu gì? (đồ chơi có mầu đỏ, xanh…), đồ chơi này có dạng hình gì? (đồ chơi này có dạng hình vuông, tròn…). Để xếp được đoàn tàu con phải làm như thế nào? (phải chồng lên nhau, phải xếp cạnh nhau, phải xếp nối đuôi nhau….), con xếp được cái gì đây? (con xếp được tầu hỏa…), con xếp đoàn tầu hỏa như thế nào? (con xếp bằng cách chồng lên nhau, xếp cạnh nhau….).
Như vậy là chỉ thực hiện một nội dung chơi xếp hình nhưng chúng tôi đã tích hợp được rất nhiều ý nghĩa giáo dục trẻ: Nhận thức về mầu sắc, hình dạng…, tập nói để phát triển ngôn ngữ, các thao tác khéo léo của cơ ngón tay, tính kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, trí tuởng tượng khi trẻ đặt tên cho sản phẩm, phát triển khả năng tư duy trìu tượng vì trẻ phải nhớ lại biểu tượng về đoàn tầu khi chợt nhìn thấy ở đâu đó….
Bên cạnh đó các cô giáo luôn giáo dục trẻ chơi xong phải cất xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định, quá trình sử dụng đồ chơi không quăng ném, cắn, bẻ…, đảm báo chu trình khép kín trong quá trình giáo dục trẻ mang tính tích hợp.
Sau đây là một số hình ảnh các bé khối nhà trẻ tham gia hoạt động với đồ vật:
Hình ảnh các bé lớp D1 đang tham gia HĐVĐV BÀI : Xếp ngôi nhà
Hình ảnh cô giáo lớp D2 đang hướng dẫn các cháu xếp hàng rào
Hình ảnh các cháu lớp D2 tham gia HĐVĐV bài xếp hàng rào
Ảnh các bé lớp D1tham gia HĐVĐV bài : Xâu vòng
Ảnh bé HĐVĐV bài tập : bé chọn đúng màu
Ảnh bé HĐVĐV bài tập :bé xếp hình theo mẫu