Tết Dương lịch hay còn có tên gọi khác là Tết Tây. Đây là ngày đầu năm và cũng là ngày lễ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, ngày lễ này vô cùng đặc biệt, để hiểu rõ cụ thể ý nghĩa ngày Tết Dương lịch là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
I. Nguồn gốc của Tết Dương lịch
Tết Dương lịch còn gọi là Tết gì? Cụ thể Tết Dương lịch còn được gọi là Tết Tây. Tết Dương lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời Cổ Đại. Thời điểm đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hằng năm này là ngày đầu tiên của năm mới vào năm 153 trước công nguyên.
Trước đó, ngày 25/3 ngày phân xuân đã được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu phải mất khá nhiều thời gian để mọi người chấp nhận sự thay đổi này. Bởi lẽ, ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay vào thời vụ đặc biệt nào.
Đến nay, hầu hết ở các Quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khỏi điểm của đầu năm mới, trừ những quốc gia thuộc Đông Nam Á đón Tết theo âm lịch. Đây là ngày để mọi người cùng sum họp, quây quần bên người thân gia đình của mình.
Vào ngày lễ này nhiều nơi sẽ tổ chức bắn pháo hoa. Đồng thời, người lao động, học sinh hay sinh viên sẽ được nghỉ học để chào đón năm mới.
Tết Dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Theo như lịch 2021, Tết Dương lịch 2021 là ngày 01/01/2021 sẽ rơi vào thứ sáu, tức là ngày 19/11/2020 Âm lịch. Việt Nam không đón Tết Dương lịch và chỉ được nghỉ một ngày. Tuy nhiên, do Tết Dương lịch vào đúng thứ sáu nên nên các cán bộ công chức, người lao động, học sinh hay sinh viên sẽ được nghỉ 3 ngày nếu như có chế độ nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Tết Dương lịch có nguồn gốc khá lâu đời
Nhadatmoi.net – Sàn thương mại bất động sản hàng đầu hiện nay. Nơi mà mọi giao dịch
mua bán nhà đất sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất.
II. Ý nghĩa ngày Tết Dương lịch
Ngày Tết Dương lịch từ lâu đã trở thành ngày lễ ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của mọi người. Mang nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả.
1. Là sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới
Ý nghĩa của ngày Tết Dương lịch chính là sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Là thời điểm kết thúc của một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Trong thời khắc chuyển giao này, mọi người sẽ chào đón năm mới độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.
Tết Dương lịch luôn là ngày lễ truyền thống được mọi người yêu thích và mong chờ
2. Là biểu tượng của sự may mắn
Dù ở bất kỳ quốc gia nào, năm mới chính là dịp để mọi người cùng cầu mong những điều may mắn tới gia đình của mình. Vào dịp năm mới ở một số nước, để năm mới có nhiều may mắn, họ sẽ có một số tục lệ độc đáo. Ví dụ như ở nước Áo, mọi người sẽ kiêng ăn tôm hùm và cua biển. Nguyên nhân vì họ sợ năm mới sẽ có nhiều xui xẻo, tai ương đeo bám họ trong năm mới.
Hay tại đất nước Ba Lan, các cô gái sẽ dùng gậy gõ vào ngôi nhà của mình để xua đuổi những điều xấu xa và rủi ro.
3. Ý nghĩa của yêu thương
Vào dịp Tết Dương lịch câu cửa miệng của mọi người sẽ là “Happy New Year” nghĩa là Chúc Mừng Năm Mới. Kèm theo những lời chúc đó, mọi người sẽ dành tặng nhau những tình cảm để thể hiện yêu thương.
Ở tại Pakistan, khi bước ra đường, người dân sẽ thường cầm một chút bột màu đỏ. Sau khi gặp người thân và chúc mừng năm mới, mọi người sẽ quệt một vệt phấn đổ lên trán người đối diện để thể hiện tình yêu thương. Đi kèm với đó sẽ là những lời chúc năm mới hạnh phúc và ấm áp.
Ngày Tết luôn chứa đựng nhiều yêu thương và hạnh phúc
4. Ý nghĩa mong muốn những điều tốt đẹp
Tết Dương lịch còn thể hiện sự mới mẻ, mong muốn những điều mới mẻ sẽ đến với mọi người. Ví dụ như ở nước Anh, vào ngày trước tết Dương lịch, hầu hết mọi người sẽ đều mua rượu về đổ đầy hết các chai hay hũ trong nhà. Sở dĩ làm như vậy vì họ mong muốn năm mới gia đình sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Họ cho rằng, nếu năm mới rượu thịt không dư dả thì năm mới sẽ nghèo khổ và khó khăn.
Hay tại nước Pháp, Tết Dương lịch còn được coi là lễ hội ánh sáng. Mọi người dân sẽ cùng tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh, huyền ảo. Ánh sáng chính là biểu tượng cho một năm mới với nhiều điều tươi sáng và tốt đẹp.
5. Ý nghĩa của sự cảm ơn
Vào ngày Tết Dương lịch mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau. Con cháu cùng chúc Tết người lớn, bạn bè cùng gửi tới nhau những lời chúc, những lời cảm ơn sau một năm cùng nhau cùng làm việc, giúp đỡ..
Ngày Tết Dương lịch còn là ngày để lòng tri ân, cảm ơn tới mọi người
III. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Dương lịch
Trên thực tế đa phần người Việt Nam không quá kiêng kỵ trong những ngày đầu năm theo lịch Dương lịch. Nhưng nhiều người lại quan niệm rằng, dù là Tết nào thì ngày đầu tiên của năm vẫn rất quan trọng. Chính vì vậy nhiều người vẫn giữ thói quen kiêng kỵ để mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình mình. Dưới đây sẽ là một số điều kiêng kỵ quan trọng trong ngày Tết mà bạn nên biết
- Không đi cắt tóc, móng tay hay móng chân vào ngày mùng 1. Dù là Tết Dương hay Tết Âm. Việc làm này có ý nghĩa là gỡ bỏ may mắn, tiền tài trên người.
- Làm vỡ đồ đạc trong nhà, nhất là chén bát hay gương. Đây được coi là điều xui xẻo, ý chỉ chuyện không lành, tan tác.
- Trong ngày năm mới, không khóc lóc, buồn bã, căng thẳng hay bực dọc.
- Không ăn các loại mắm có mùi hôi như mắm tôm, mắm cái, mắm ruốc… Đây được coi là món ăn không mang lại điều may mắn trong năm mới.
Để năm mới có được nhiều may mắn và thành công bạn cần phải biết tới những điều kiêng kỵ không mang lại may mắn
Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ về ý nghĩa ngày Tết Dương lịch. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thêm khám phá về ngày lễ quan trọng này. Vào dịp năm mới, Nhà Đất Mới kính chúc bạn đọc có một năm mới bình an và hạnh phúc.
Đánh giá bài viết này