Source: Positive Discipline For Preschoolers
Author: Jane Nelsen, ed.d., Cheryl Erwin, M.A, và Roslyn Ann Duffy
Phần 1:
TẠI SAO LẠI LÀ KỶ LUẬT TÍCH CỰC?
Các diễn đàn về phương pháp nuôi dạy con cái luôn đông đảo phụ huynh trẻ mầm non. Những diễn đàn này thường xuyên có những câu hỏi như: "Tại sao đứa con 3 tuổi của tôi lại thích cắn?" hoặc "Làm thế nào để đứa con 5 tuổi của tôi ở trên giường ngoan ngoãn vào giờ đi ngủ buổi tối?" Các văn phòng của chuyên gia phát triển, các giám đốc trường mầm non, và các nhà trị liệu khắp nơi đều ngập tràn sự hiện diện các bậc phụ huynh có con cháu đang ở lứa tuổi 3-4-5 không lúc nào ngớt băn khoăn điều gì đang diễn ra xung quanh mình.
"Đứa con nhỏ của tôi như một thiên thần nhỏ đáng yêu.. Chúng tôi đinh ninh rằng những rắc rối sẽ tới khi bé 2 tuổi. Mọi người cũng đã cảnh báo chúng tôi về những thay đổi mang tính rắc rối khi trẻ nhỏ vào tuổi thứ hai của cuộc đời. Nhưng, không gì bất thường xảy ra lúc bé 2 tuổi. Cho tới khi bé 3 tuổi. Các cảnh báo thành hiện thực. Bây giờ chúng tôi không biết phải làm gì với bé. Nếu chúng tôi nói "màu đen", bé nhất định nói "màu trắng". Nếu chúng tôi nói "Đã đến giờ đi ngủ", bé vẫn còn khỏe để chơi tiếp... và để bé chấp nhận cùng đánh răng thì đúng là cả một cuộc chiến. Tôi nghĩ chắc hẳn mình đã mắc sai lầm gì đó!"
"Đôi khi tôi băn khoăn liệu có tai hại nào xảy ra khi tôi mở miệng không. Đứa con 5 tuổi của tôi dường như chẳng để ý tới lời tôi nói với bé. Bé không nghe tôi bất gì. Bé sẽ cư xử thế này mãi mãi chăng?"
"Chúng tôi đã từng không thể đợi cho tới khi con trai mình bắt đầu nói, nhưng bây giờ chúng tôi không thể làm sao cho con dừng nói. Bé phát hiện ra rằng bé có thể kéo dài bất cứ cuộc nói chuyện nào bằng cách đề nghị: "Bố mẹ đoán xem!" Bé là niềm vui và sự rắc rối của chúng tôi".
Khi bạn phát hiện ra rằng trong những giai đoạn tiếp theo (hoặc bạn có thể đã nhận ra từ trước khi đọc series này), những năm tháng từ 3 - 6 tuổi, trẻ em luôn rất bận rộn, bé phấn khích với mọi điều, năng động về thể chất, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng; những nhà nghiên cứu khám phá ra: con người có nhiều hơn năng lượng thể chất ở 3 tuổi nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời - đặc biệt nhiều hơn so với những bậc cha mẹ "mệt lử đử" của mình.
Các tiền đề bẩm sinh phát triển cảm xúc, nhận thức, và thể chất đang mạnh mẽ thúc giục trẻ khám phá thế giới xung quanh. Trẻ đang có được và thực hành các kỹ năng xã hội, tập bước vào thế giới bên ngoài từ gia đình vốn đang che chở bao bọc trẻ một cách kỹ lưỡng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết con bạn ngập tràn những ý tưởng - vô cùng nhiều ý tưởng - về thế giới nên vận hành ra sao. Những ý tưởng của chúng, theo sự kêu gọi thôi thúc của trẻ để khám phá, trải nghiệm thường lại không ăn khớp với những gì cha mẹ cũng như người trông trẻ mong đợi.
Chắc chắn rằng bạn sẽ học được trong các phần tiếp theo của series này những điều khác biệt một chút so với quá trình lớn lên của bạn. Bạn sẽ hình thành khái niệm về lòng tốt, sự kiên định cùng một lúc và biết cách tìm kiếm các giải pháp cùng con. Bạn sẽ học về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng xã hội và kỹ năng sống cho con. Đồng thời, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của trách nhiệm dạy dỗ-chăm sóc con như một cam kết lâu dài hơn là những khủng hoảng và hàng chuỗi vấn đề câu hỏi đặt ra. Bạn thậm chí băn khoăn: Điều gì đã xảy ra với "phương pháp kỷ luật trước đây?. Nếu bà nội mình mà còn, bà sẽ nghĩ sao về cách giáo dục ngày nay nhỉ?
Ngọc Mai mamnon.com
|