Và !important;o những ngày Tết, các mẹ thường nấu những món ngon, lạ… và chính sự thay đổi trong thói quen ăn uống này là những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Trong những ngà !important;y Tết, nhiều mẹ có thói quen nấu những món ăn ngon và lạ, nhiều khi để tiết kiệm thời gian cho việc chúc Tết các mẹ thường nấu thức ăn, hoặc mua những đồ ăn sẵn để dự trữ cho nhiều ngày. Hơn nữa có nhiều đồ ăn trong dịp Tết chứa nhiều đường là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiều khi do thuận tiện các mẹ thường tạt vào hàng quán ven đường đi chơi Tết, cho trẻ ăn những thức ăn đó. Điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiều trẻ bị ngộ độc thức ăn trong ngày Tết do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có chứa trong thức ăn.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có !important; biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, nôn ói dữ dội, liên tục và có thể bị tiêu chảy. Đa phẩn trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường nôn ói rất nhiều do ảnh hưởng của độc tố trong thức ăn. Lúc này cha, mẹ phải hết sức lưu ý chăm sóc trẻ đặc biệt vì nếu không trẻ sẽ gặp phải những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng như: hạ đường huyết, rối loạn điện giải, nhiễm trùng toàn thân... Bên cạnh đó trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường kèm theo triệu chứng sốt, nhiễm trùng gây tổn thương ruột rất nguy hiểm.
Để phò !important;ng tránh cho trẻ bị ngộ độc thức ăn trong những ngày Tết, các mẹ tốt nhất hãy lựa chọn thức ăn ngày Tết cho trẻ đảm bảo về mức độ tươi ngon, hợp vệ sinh. Đối với những thức ăn đã được chế biến sẵn các mẹ hãy lựa chọn những thức ăn được chế biến bởi những doanh nghiệp có nguồn gốc rõ ràng và thương hiệu đảm bảo, uy tín. Bảo quản thức ăn phải hết sức cẩn thận trong tủ lạnh để tránh tình trạng thức ăn bị nhiễm khuẩn gây ôi thiu. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cần đảm bảo nấu chín kỹ, vệ sinh tay thật sạch khi chế biến đồ ăn cho trẻ.
Nếu thức ăn đã !important; được nấu sẵn, các mẹ cần kiểm tra kĩ càng độ an toàn, vệ sinh thực phẩm và hâm nóng thật kỹ trước khi cho trẻ ăn. Một lưu ý hằng ngày không thể thiếu đó là các mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ rửa tay sạch trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, thân nhân rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
Hệ tiê !important;u hóa của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy tuyệt đối các mẹ không nên để trẻ ăn uống ở những hàng quán vỉa hè, không đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến qua loa, có thể bị nhiễm khuẩn vì bảo quản không tốt.
Với thó !important;i quen lựa chọn, chế biến… thực phẩm an toàn hợp vệ sinh, các mẹ có thể tránh cho con mình phải nhập viện trong những ngày Tết.