Khi mua trá !important;i cây, rau và các mặt hàng tạp hóa khác, bản năng đầu tiên của chúng ta là cất trong tủ lạnh để cố gắng giữ chúng tươi lâu nhất có thể.
Dĩ nhiên, một số loại thực phẩm cần bảo quản trong vào tủ lạnh, chẳng hạn như cà rốt, quả mọng và hầu hết các loại pho mát, nhưng đó không phải là quy tắc chung cho tất cả.
Thực tế, nhiệt độ lạnh và độ ẩm của tủ lạnh có thể có tác động tiêu cực đến một số thực phẩm tươi sống.
Cà chua
Số cà chua tươi bạn mua ở chợ hoặc siêu thị đều được bảo quản ở nhiệt độ thường, không phải trong tủ lạnh. Không khí lạnh và ẩm bên trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến kết cấu của cà chua trước khi bạn có cơ hội sử dụng chúng.
Chỉ cần đảm bảo giữ chúng tránh ánh nắng trực tiếp. Cà chua bi là loại duy nhất có xu hướng chịu đựng được lâu trong tủ lạnh mà không bị nhũn.
Hành
Hầu hết các loại hành (như hành vàng, hành trắng và hành ngọt) đều không ổn khi được bảo quản trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên cất riêng những thứ này thay vì xếp chồng lên cùng với các loại rau khác, bao gồm cả khoai tây hoặc trái cây.
Nếu hành bắt đầu ngả màu, chúng có thể tiết ra mùi hôi. Đối với hành tây, bạn có thể cho chúng vào túi hoặc hộp kín rồi mới nhét vào tủ lạnh.
Khoai tây
Hoàn toàn không có lý do gì để bạn phải bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh có xu hướng ảnh hưởng đến kết cấu của khoai tây bằng cách phá vỡ tinh bột, biến chúng thành sạn.
Khoai tây ưa không gian mát mẻ và khô ráo. Tủ đựng thực phẩm thông thường là nơi tốt nhất để bảo quản khoai tây. Bạn nên cho chúng vào trong giỏ hoặc túi giấy trước khi đặt vào tủ.
Dầu
Các loại dầu như dầu ô liu, dầu bơ hoặc dầu thực vật thường đặc lại hoặc bị đông ở nhiệt độ lạnh, điều này không hoàn toàn lý tưởng khi bạn cần dầu để nấu ăn. Đối với các loại dầu ăn, bạn chỉ cần bảo quản chúng ở nơi tối, mát, tránh ánh sáng.
Chuối
Để chuối có hương vị ngon nhất, bạn nên bảo quản chúng nhiệt độ thường, đặc biệt nếu chuối cần chín kỹ hơn. Khi chuối bắt đầu chuyển sang màu nâu, hãy sử dụng ngay.
Lưu ý rằng chuối chín có thể khiến những quả gần đó chín nhanh hơn, vì vậy bạn cần sắp xếp vị trí của chúng cho phù hợp.
Cà phê cần được bảo quản ở nơi không bị ẩm ướt vì chúng rất dễ bị mốc hoặc hỏng hương vị trước khi bạn có cơ hội pha hết. Tốt nhất bạn nên bảo quản cà phê trong hộp kín và cất trong tủ thực phẩm thông thường.
Mật ong
Nhiệt độ lạnh có thể khiến mật ong kết tinh nhanh hơn so với khi được bảo quản ở nơi tối, mát mẻ như tủ đựng thức ăn thông thường. Ngoài ra, đối với mật ong lưu trữ đã lâu, hiện tượng kết tinh là không thể tránh khỏi.
Bánh mì
Mặc dù tủ lạnh được cho là giúp giữ cho bánh mì không bị mốc, nhưng độ ẩm của tủ lạnh sẽ hút hết độ ẩm ra khỏi bánh mì khiến chúng bị khô và nhạt nhẽo.
Đối với thực phẩm này, bạn chỉ cần đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu không dùng hết ngay, bạn có thể bảo quản trong tủ đông, sau đó để rã đông và nướng bất cứ khi nào bạn muốn.
Bơ
Tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của bơ, vì vậy, trừ khi bạn mua quá nhiều bơ để sử dụng hàng tuần, hãy để chúng ở nhiệt độ thường trong phòng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm cứng kết cấu của quả bơ chín, gây mất hứng thú với một số người thích thưởng thức bơ tươi ngon.
Tuy nhiên, sau khi cắt bơ thành miếng mà không sử dụng hết, bạn có thể cho chúng vào túi đựng thực phẩm hoặc hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.
Tỏi
Cũng giống như hành tây và khoai tây, tỏi thích hợp bảo quản ở nơi tối, mát mẻ cho đến khi được sử dụng. Bạn chỉ nên cho tỏi vào tủ lạnh sau khi đã bóc lớp vỏ bên ngoài.
Tiểu Mai (Theo Southernliving)