1 , Zika lây nhiễm qua đường nào?
Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes - loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da.
Virus Zika cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua đường máu và đường tình
dục.
2, Triệu chứng khi nhiễm virus Zika
- Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau
các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.
- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy
nhược.
- Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc
ngứa.
Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.
Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng nên việc
chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nói trên.
Những trường hợp có nguy cơ bị ảnh hưởng cao bởi
virus Zika
Theo TS. Masaya Kato - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại
Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng
đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của
bệnh này.
Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và chuẩn bị mang thai là
những đối tượng cần cẩn trọng nhất.
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được
theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ
hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang
thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực
và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
3, Cách điều trị virus zika
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin chích ngừa virus
Zika.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm: Nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải,
hạ sốt nếu có sốt cao. Cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa
loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
4, Hậu quả có thể gây nên bởi virus zika
Hai biến chứng hay gặp nhất ở virus Zika là tật đầu nhỏ ở trẻ sơ
sinh do người mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang và thai hội chứng viêm đa
rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa
ran ở tay, chân.