Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa điều trị bệnh tại nhà
chính là nội dung thông tin quan trọng sẽ được chuyển tải, cung cấp
trong bài viết này nhằm hỗ trợ thật hiệu quả cho việc chăm sóc bé phòng
tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không được phát
hiện kịp thời.Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm lây qua vật chủ trung
gian là muỗi vằn. Đặc biệt sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến hơn cả vì
trẻ đề kháng còn thấp, lại chưa có thể tự phòng tránh nên trở thành đối
tượng dễ dàng bị muỗi đốt. Bệnh rất khó để nhận biết và phát hiện từ
thời gian đầu phát bệnh, thế nên dễ dẫn tới tình trạng tử vòng khi có
biến chứng không mong đợi xảy ra. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu
trẻ bị sốt xuất huyết để sớm có biện pháp phòng và chữa trị kịp thời
nhanh chóng?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên
là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi
trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở
lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm
bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả
ngày lẫn đêm. Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở
trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập
viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.
Nhận biết dấu hiệu triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi
người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc
bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện như sau:
- Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39
độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi
cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.
- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng
chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng
ra những điểm này không biến mất.
- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ
đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày
thứ năm của đợt sốt.
- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu,
nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất
huyết.
Các nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây ra
- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
Vì sao sốt xuất huyết lại gây nguy hiểm?
- Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
- Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
- Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
- Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết:
dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường
gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
- Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban
đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1
hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có
những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
- Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không
rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức
đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người
bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác
sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền
nhận định.
- Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn
biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng
kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày).
Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị
kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất
huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết
người lớn là khoảng 5%.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?
- Khi thấy trẻ sốt sao kèm theo phát ban, điều đầu tiên cần làm là hạ
sốt cho trẻ bằng aracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng. Nếu
trẻ chưa hết sốt thì cứ 4-6 giờ thì cho trẻ uống lại. Dùng khăn thấm
nước ấm lau người để làm mát cho bế, tránh sốt cao gây nhiều biến chứng.
- Khi trẻ bị sốt, cần cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ hơn ngày
thường. Không cần kiêng khem gì trong lúc này, chia nhỏ bữa ăn và làm
những món trẻ thích để kích thích trẻ ăn. Nên sử dụng thức ăn lỏng, giàu
dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….
- Bổ sung nước đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu của
sốt xuất huyết ở trẻ em. Nên cho trẻ uống thêm dung dịch oresol để bù
nước, bù điện giải và bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam,
chanh.
- Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là khi trẻ
hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6). Trẻ có thể trở bệnh
nặng dẫn đến tử vong rất nhanh khiến bác sỹ không kịp trở tay. Vì vậy,
nếu trẻ có biểu hiện sốt hơn một ngày khôn có dấu hiệu giảm mà chưa phát
hiện được nguyên nhân của bệnh thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để
được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
-
Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em
- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Phát quang bụi rậm
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không
để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng
tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt
lăng quăng (bọ gậy).
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ
cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp,
ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi
hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt
nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.