Khước từ quyền đến trường
Nỗi sợ hãi căn bệnh thế kỷ này đã khiến cho nhiều người trong xã hội
vô tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã
có rất nhiều trường hợp một số trường học không tiếp nhận những em đó
vào học, đồng thời do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác,
nên nhà trường cũng không dám nhận. Nhiều phụ huynh có tâm lý không thể
để con em mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải
học cùng họ sẽ chuyển con em mình đi nơi khác học,...
Theo nghiên cứu của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển, sự kỳ thị và phân biệt đối xử càng trở nên bất công hơn, khi
điều đó dành cho trẻ em. Nhiều trẻ em có cha mẹ bị lây nhiễm HIV/AIDS
bị bạn bè xa lánh, trường học không tiếp nhận. Sự kỳ thị đối với trẻ em
nhiễm HIV lại càng trở nên rõ ràng hơn. Điển hình như trường hợp của 15
em nhiễm HIV của Trung tâm Mai Hòa, dù được trường tiểu học An Nhơn Đông
tiếp nhận, nhưng bị phụ huynh của các em khác phản đối gay gắt. Điều
này đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em của trẻ bị nhiễm HIV/AIDS
tại Việt Nam.
(TBTCO) - Hiện nay, thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không được đối
xử bình đẳng vẫn còn đang xảy ra. Thực tế cho thấy, số lượng trẻ em bị
coi thường trong xã hội, đặc biệt là trong trường học trẻ em bị lây
nhiễm căn bệnh này vẫn bị bạn bè xa lánh, có một số trường học từ chối
tiếp nhận.
Khước từ quyền đến trường
Nỗi sợ hãi căn bệnh thế kỷ này đã khiến cho nhiều người trong xã hội
vô tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã
có rất nhiều trường hợp một số trường học không tiếp nhận những em đó
vào học, đồng thời do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác,
nên nhà trường cũng không dám nhận. Nhiều phụ huynh có tâm lý không thể
để con em mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải
học cùng họ sẽ chuyển con em mình đi nơi khác học,...
Theo nghiên cứu của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển, sự kỳ thị và phân biệt đối xử càng trở nên bất công hơn, khi
điều đó dành cho trẻ em. Nhiều trẻ em có cha mẹ bị lây nhiễm HIV/AIDS
bị bạn bè xa lánh, trường học không tiếp nhận. Sự kỳ thị đối với trẻ em
nhiễm HIV lại càng trở nên rõ ràng hơn. Điển hình như trường hợp của 15
em nhiễm HIV của Trung tâm Mai Hòa, dù được trường tiểu học An Nhơn Đông
tiếp nhận, nhưng bị phụ huynh của các em khác phản đối gay gắt. Điều
này đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em của trẻ bị nhiễm HIV/AIDS
tại Việt Nam.
|
Đừng để những em nhỏ nhiễm HIV/AIDS đánh mất ước mơ được tới trường chỉ vì sự phân biệt đối xử.
|
Hòa nhập là cả một chặng đường gian nan
Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch
hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai
đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong
diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ
dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí
và các chính sách xã hội theo quy định; phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp,
chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung
cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhau
cầu.
Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ
kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do mạng lưới người sống với HIV
Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ
thị, phân biệt đối xử. Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con
của người nhiễm HIV không được đi học.
BS Đào Thị Huê, Phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ em
Linh Xuân, nơi tiếp nhận trẻ mồ côi, bỏ rơi nhiễm HIV tại TP. HCM cho
biết, trung tâm đang chăm sóc 127 trẻ nhiễm HIV, trong đó trẻ lớn nhất
đã được 17 tuổi.
Các cháu đến tuổi đi học đều được học tại trung tâm từ lớp 1 đến lớp
3, từ lớp 4 trở lên các cháu sẽ được học hòa nhập ở các trường công lập.
Thế nhưng, để đưa được các cháu có thể học hòa nhập tại trường là cả
một chặng đường gian nan.
Đừng để các em đánh mất giấc mơ
BS Huê còn cho biết thêm, trung tâm đã phải dùng mọi biện pháp để đưa
các trẻ em bị nhiễm HIV tới trường. Việc vận động là hết sức khó khăn,
bởi rất hiếm phụ huynh chấp nhận cho con em mình học chung với những em
đã nhiễm căn bệnh này. Họ đã phải thuyết phục các trường phổ thông trên
địa bàn, phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân, chỉ mong sao các em này
được tiếp tục đi học.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng nhóm Nắng Mai - nơi tuyên truyền và
giúp đỡ người nhiễm HIV cho biết, có trẻ nhiễm HIV phải trải qua ba lần
đi xin học và sau đó trường học mới đồng ý tiếp nhận.
Điều mà các trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mong muốn đó là được hòa nhập
với cộng đồng, được đi học, được vui đùa cùng bạn bè. Bản thân các em
đâu có lỗi khi mắc phải căn bệnh này, nhưng vì những suy nghĩ lo sợ, kỳ
Vì thế, các tổ chức, cá nhân cần phối hợp với nhà trường để tuyên
truyền, giáo dục về các phương pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong
học đường, để những em nhỏ nhiễm HIV có cơ hội được hòa nhập, được đến
trường như bao em khác./.
Hòa nhập là cả một chặng đường gian nan
Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch
hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai
đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong
diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ
dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí
và các chính sách xã hội theo quy định; phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp,
chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung
cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhau
cầu.
Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ
kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do mạng lưới người sống với HIV
Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ
thị, phân biệt đối xử. Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con
của người nhiễm HIV không được đi học.
BS Đào Thị Huê, Phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ em
Linh Xuân, nơi tiếp nhận trẻ mồ côi, bỏ rơi nhiễm HIV tại TP. HCM cho
biết, trung tâm đang chăm sóc 127 trẻ nhiễm HIV, trong đó trẻ lớn nhất
đã được 17 tuổi.
Các cháu đến tuổi đi học đều được học tại trung tâm từ lớp 1 đến lớp
3, từ lớp 4 trở lên các cháu sẽ được học hòa nhập ở các trường công lập.
Thế nhưng, để đưa được các cháu có thể học hòa nhập tại trường là cả
một chặng đường gian nan.
Đừng để các em đánh mất giấc mơ
BS Huê còn cho biết thêm, trung tâm đã phải dùng mọi biện pháp để đưa
các trẻ em bị nhiễm HIV tới trường. Việc vận động là hết sức khó khăn,
bởi rất hiếm phụ huynh chấp nhận cho con em mình học chung với những em
đã nhiễm căn bệnh này. Họ đã phải thuyết phục các trường phổ thông trên
địa bàn, phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân, chỉ mong sao các em này
được tiếp tục đi học.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng nhóm Nắng Mai - nơi tuyên truyền và
giúp đỡ người nhiễm HIV cho biết, có trẻ nhiễm HIV phải trải qua ba lần
đi xin học và sau đó trường học mới đồng ý tiếp nhận.
Điều mà các trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mong muốn đó là được hòa nhập
với cộng đồng, được đi học, được vui đùa cùng bạn bè. Bản thân các em
đâu có lỗi khi mắc phải căn bệnh này, nhưng vì những suy nghĩ lo sợ, kỳ
Vì thế, các tổ chức, cá nhân cần phối hợp với nhà trường để tuyên
truyền, giáo dục về các phương pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong
học đường, để những em nhỏ nhiễm HIV có cơ hội được hòa nhập, được đến
trường như bao em khác./.