Nếu chậm trễ hoặc “đợi” đến khi trẻ đã ho nhiều, ho nặng mới chữa thì cần nhiều thời gian để điều trị, chưa kể còn khiến triệu chứng này kéo dài, dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thể trạng sau này của trẻ nhỏ .
Có thể mẹ chưa biết: “Nguyên nhân gây ho, sổ mũi ở trẻ phần lớn là do CẢM”
Trong các lý do gây ho – cảm – sổ mũi ở trẻ, cảm lạnh (cảm mạo) chính là nguyên nhân phổ biến nhất. Lý giải về điều này, Đông Y đã chỉ ra rằng: Do tạng phủ trẻ em còn non nớt, hình khí chưa đầy đủ, cơ năng ngoại vệ chưa bền nên rất dễ cảm nhiễm bệnh tật theo mùa. Vì thế, khi bị cảm lạnh, nghĩa là cơ thế trẻ đang gặp phải các rối loạn chức năng phế vệ – hệ thống bảo vệ trên bề mặt cơ thể ngăn cản sự xâm nhập của tà khí từ bên ngoài. Nói cách khác, cảm lạnh chính là kết quả của sự xung đột giữa vệ khí và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cơ thể như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa (trong đó “phong hàn” là nguyên nhân thường gặp nhất).
Cũng theo Tây y, cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ khi bị cảm lạnh sẽ bắt đầu từ các triệu chứng nhẹ hắt hơi, sổ mũi. Sau vài ngày, nếu không được trị bệnh đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn ho liên tục, gây mệt mỏi, khó chịu cho trẻ. Nếu vẫn tiếp tục không được cải thiện, bé sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau.
Do đó, để “chặn đứng” cơn ho, mẹ cần nhanh chóng loại bỏ các nguyên nhân gây cảm lạnh. Hết cảm trẻ sẽ không bị ho.
Vì sao thời điểm “VÀNG” trị ho, cảm, sổ mũi là “ngay khi trẻ vừa CHỚM BỆNH”?
Theo Đông Y, điều trị ho do ngoại cảm (cảm lạnh do phong hàn) ở trẻ em quan trọng nhất là phải chữa ngay, chữa càng sớm, càng tốt. Bởi, khi bệnh ở giai đoạn sớm, tác nhân gây bệnh còn ở phía bên ngoài cơ thể (bệnh tại biểu). Lúc này, bệnh cảm cũng mới chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như hắt hơi, chảy mũi nước, nghẹt mũi, sốt v.v…
Phương pháp điều trị thời điểm này chủ yếu là “giải biểu, tuyên tán” (tức dùng các loại thảo dược tính ấm như Húng Chanh, Gừng) hoặc các món ăn có tác dụng giải cảm – để đưa tà khí (chủ yếu là hàn khí) ra ngoài cơ thể, tránh các tác nhân xâm nhập sâu hơn gây tổn thương chức năng phế khí khiến bệnh chuyển sang giai đoạn ho, ho, kéo dài, dai dẳng.
Theo đó, để trị cảm hiệu quả và ngừa ho kịp thời, mẹ cần điều trị tích cực cho trẻ bằng cách lựa chọn các thành phần trị cảm – ngừa ho từ thảo dược có tác dụng: Bổ sung tân dịch, giúp hóa đờm và tăng cường bổ phế như Quất (quất hấp đường phèn), Húng Chanh (xay nhuyễn với quất xanh; giã dập với đường phèn; hoặc sắc uống với tía tô, gừng tươi) hoặc các thuốc hóa đàm chứa thành phần Cát Cánh- dược liệu này cũng có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, vì đàm trệ ở phế gây ho, khạc nhiều đờm, đặc biệt ở những trường hợp cảm mạo đã hết nhưng vẫn còn ho kéo dài.
Những dấu hiệu chỉ điểm “THỜI ĐIỂM VÀNG” trị ho, sổ mũi cho trẻ
- Trẻ có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi
- Trường hợp trẻ có nguy cơ nhiễm lạnh, bị cảm: Đi mưa về, nằm điều hòa, ngấm mồ hôi (khi ngủ, chạy chơi ngoài trời nắng…)
Sử dụng Siro Ho Cảm ngay khi bé chớm ho, sổ mũi để tránh biến chứng nguy hiểm
Theo kinh nghiệm Đông y, nên điều trị sớm, từ khi trẻ mới có các dấu hiệu ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ rất dễ trở thành mạn tính, phải điều trị lâu dài. Trong khi đó, mỗi năm trẻ nhỏ có thể bị tới 8 đợt cảm lạnh, nhất là khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết. Vì thế, để không bị động mỗi khi con chẳng may cảm, ốm, mẹ nên dự trữ sẵn ở nhà sản phẩm thảo dược có chứa các thành phần quất (tắc), Húng Chanh (Tần lá dày), Cát Cánh… để khi con chớm có dấu hiệu ốm là có thuốc thảo dược cho con dùng luôn, không phải dùng đến kháng sinh mà thể trạng con luôn được đảm bảo không bị ảnh hưởng lâu dài hay tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng thảo dược trong điều trị chứng ho do cảm mạo là phương pháp điều trị toàn diện nhằm giảm ho, làm dịu và hết ngứa cổ họng, giảm đau rát, dễ khạc đờm, hết nghẹt mũi, giúp thở dễ dàng, giảm chứng đau đầu, mệt mỏi. Các phương pháp này giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, minh mẫn, không gây tác dụng phụ hay buồn ngủ.