Béo phì là một căn bệnh dẫn
đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Hiện nay, con số trẻ em bị béo phì ngày càng
gia tăng. Các mẹ hãy tham khảo những dấu hiệu nhận biết bệnh béo phì
dưới đây để phát hiện và chữa trị kịp thời cho bé nhé.
Các mẹ nên biết rằng không phải tất cả trẻ em nặng cân đều bị thừa
cân hoặc mắc bệnh béo phì, bởi một số trẻ sinh ra đã có tạng người lớn
hơn khung cơ thể bình thường. Hơn nữa, trẻ em ở những giai đoạn phát
triển khác nhau sẽ có lượng chất béo trong cơ thể khác nhau. Vì vậy, chỉ
dựa vào cân nặng thì rất khó nhận biết được con bạn có bị béo phì hay
không.
Mỗi bé mắc bệnh béo phì sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng sau đây là những dấu hiệu phổ biến nhất:
- Ngoại hình:
+ Trên hông và bụng có vết rạn, vùng da xung quanh cổ hoặc những vùng khác tối màu.
+ Mỡ chảy xệ ở vùng ngực (đây là vấn đề rất gây phiền hà cho bé trai).
+ Cân nặng khác biệt so với những người trong gia đình
+ Nhiều lông mặt và mụn trứng cá
+ Da khô, bàn chân phẳng
- Thể trạng
+ Táo bón, không chịu được lạnh, trào ngược dạ dày
+ Từng bị các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương như chấn thương, xuất huyết, nhiễm trùng, động kinh.
+ Tăng huyết áp
+ Bé gái dậy thì sớm và không phù hợp với độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt bất thường
+ Bé trai dậy thì chậm, bộ phận sinh dục nhỏ, không tương xứng với cơ thể
+ Khó thở khi hoạt động thể chất, bị chứng ngưng thở lúc ngủ, rối loạn ăn uống
+ Đau đầu, nôn, rối loạn thị giác, uống nước nhiều và đi tiểu rất nhiều
Khi nào nên cho bé đi khám bác sĩ?
Nếu
cha mẹ đang lo lắng rằng con mình đang tăng cân quá nhiều, hãy đưa bé
đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét quá trình tăng trưởng và phát triển,
lịch sự cân nặng theo chiều cao của gia đình bạn và tạo một biểu đồ tăng
trưởng. Điều này sẽ xác đinh liệu con bạn có đang ở mức cân nặng bình
thường hay không, từ đó phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị thích
hợp.