Với hệ miễn dịch còn yếu, mùa mưa
chính là “mùa của bệnh” ở trẻ. Do vậy bố mẹ cần nắm bắt và theo dõi tình
trạng của bé đều đặn để đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất.
1. Cảm cúm
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt, nghẹt mũi, đau họng,
nhức mỏi toàn thân thì nên đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám bệnh. Việc
chủ quan cho rằng khi bị cảm chỉ cần giúp thuốc hạ sốt sẽ bớt có thể để
lại những hậu quả lớn cho bé.
Để phòng tránh cảm
cúm cho trẻ vào mùa mưa, cha mẹ nên giữ ấm cho bé đặc biệt là phần chân,
ngực, đầu, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.
Khi bị cảm cúm, cần cho bé uống đầy đủ nước, tăng cường thêm nước cam và trái cây.
Để phòng tránh cảm cúm ngay bạn đầu, tốt nhất bố mẹ nên tiêm phòng cảm cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
2. Viêm đường hô hấp
Ho có lẽ là căn bệnh thường thấy nhất ở trẻ em và nó hầu như rất hay xuất hiện khi thời tiết vào ngày mùa mưa.
Thế nhưng việc ho đơn thuần nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp.
Nguyên nhân do trẻ nhiễm virus hợp bào, đây là loại virus rất dễ phát triển khi thời tiết thay đổi vì lúc này, hệ miễn dịch trẻ yếu nên rất dễ bị bệnh.
Bệnh cũng lây truyền rất nhanh qua đường miệng, nước bọt, tay chân, đồ dùng ăn uống.
Để
ngăn ngừa tình trạng này, cha mẹ phải đảm bảo luôn giữ ấm cho bé trong
những ngày mưa lạnh, giữ gìn vệ sinh cơ thể, uống đủ nước, ăn uống điều
độ. Mẹ cũng cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh hít mùi thuốc
lá hoặc hạn chế cho trẻ sống ở môi trường độc hại, ô nhiễm nguồn nước,
không khí.
|
Ảnh minh họa
|
3. Bệnh tiêu chảy
Việc bị tiêu chảy khiến sức khỏe của trẻ suy giảm, hay quấy khóc, bỏ ăn, giảm ký.
Khi
trẻ bị tiêu chảy, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao, đi ngoài ra nước. Nếu mất
nước quá nhiều và không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử
vong cho trẻ.
Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là
đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể. Thực hiện ăn chín, uống sôi,
đặc biệt hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật trong nhà như chó, mèo,
gà…
|
Ảnh minh họa
|
4. Sốt phát ban
Sốt phát ban chủ yếu gây ra bởi virus sởi hoặc Rubella. Đây đều là hai loại virus nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Sốt phát ban chủ yếu lây qua đường hô hấp khi bé hít thở chung bầu không khí với người bệnh.
Dấu
hiệu bệnh thường gặp của bệnh là sổ mũi, đau họng, đau đầu, mệt mỏi,
viêm kết mạc mắt, vòm họng xuất hiện huyết đỏ, cổ tai nổi hạch sưng to.
Dần dần da bé sẽ nổi những nốt đỏ li ti và lan nhanh chóng toàn thân.
Cách phòng tránh duy nhất là cha mẹ phải cho trẻ tiêm vắc-xin phòng sởi và rubella theo chương trình mở rộng quốc gia.
|
Ảnh minh họa
|
5. Bệnh sốt xuất huyết
Dịch
sốt xuất huyết thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa và có khả năng
lây lan nhanh thành dịch. Bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát
triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6-11 do nhiệt độ và độ ẩm cao
tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển.
Bệnh do muỗi truyền và bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi.
Dấu
hiệu nhận biết bé bị sốt xuất huyết là bé bị sốt cao đột ngột và liên
tục (39-40C) trong vòng 2-4 ngày, đi tiêu ra máu và nặng hơn là xuất
hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác.
Để
phòng chống bệnh sốt xuất huyết, các mẹ nên cho bé mặc quần áo dài
tay, ngủ trong màn, ở nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng. Nếu thấy con có
dấu hiệu bị bệnh cha mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện để được khám chữa trị
kịp thời.
Đồng thời việc giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống là vô cùng quan trọng.
6. Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ cũng là một dịch bệnh phổ biến vào mùa mưa.
Nguyên
nhân phát bệnh do thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường sẽ khiến hệ
thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu, không kịp thích nghi nên dễ bị virus
tấn công và gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Căn bệnh này
nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ kéo
dài gây ra biến chứng, ảnh hưởng lớn tới mắt trẻ.
Khi mắc bệnh, mắt trẻ sẽ sưng, đỏ tấy, hay chảy nước mắt.
Cách
phòng tránh bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là mắt, không
để trẻ tiếp xúc với người bị đau mắt, không dùng chung khăn mặt, rửa
tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn.