Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 20- 50% người Việt Nam mắc
nhiễm giun tùy từng vùng khác nhau, đặc biệt tại các vùng có điều kiện
kinh tế khó khăn và môi trường không đảm bảo, nước ta là một trong những
quốc gia có số người nhiễm giun sán nhiều nhất Châu Á.
Ước tính hằng năm người dân Việt Nam
tiêu tốn ít nhất 1,5 triệu lít máu và khoảng 15 tấn lương thực để nuôi giun
sán. Theo TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét
– Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương (NIMPE), đã đến lúc chúng ta cần phải hành động và việc cần
làm tiên quyết đó là phải thực hiện thói quen tẩy giun cho cả gia đình ít nhất
hai lần trong năm.
Thưa
TS, hậu quả của việc nhiễm giun như thế nào thì chúng ta đã biết. Nhà nước cũng
đã nhiều lần kêu gọi mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh giun
nhưng trên thực tế tỉ lệ người mắc bệnh giun vẫn còn nhiều. Theo ông, nguyên
nhân là do đâu?
Việt Nam là quốc gia có điều kiện vệ
sinh môi trường còn thấp và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, là điều kiện rất
phù hợp cho sự tồn tại và phát tán mầm bệnh giun sán trong môi trường, là một
trong những điều kiện thuận lợi dẫ tới tỷ lệ người mắc các bệnh ký sinh trùng
đường ruột là khá cao. Bên cạnh đó sự hiểu biết và ý thức phòng chống các bệnh
giun sán còn hạn chế, phong tục tập quán
và điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân chưa được đảm bảo cũng là những
yếu làm tăng tỉ lệ nhiễm giun. Và một vấn đề quan trọng nữa, đó là người Việt
chưa có thói quen tẩy giun định kỳ ít nhất hai lần trong năm, hoặc là chỉ tẩy
giun cho trẻ em mà chưa quan tâm đến việc tẩy giun cho người lớn.
TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương tại họp báo chương trình tẩy giun.
Được biết, khoảng 50% người Việt nhiễm
giun trong đó phần lớn là trẻ em. Do đó, mà phần lớn mọi người chỉ tập trung tẩy
giun cho trẻ em. Như vậy việc tẩy giun cho người lớn có quan trọng hay không?
Như chúng ta đã biết, ai cũng có thể bị
nhiễm giun sán do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên các đối tượng có
nguy cơ nhiễm giun cao là những người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh giun
sán trong đó đa số là trẻ em, học sinh, phụ nữ... Do đó, chỉ tẩy giun cho trẻ
thôi thì vẫn chưa đủ. Tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tẩy giun
trên diện rộng. Chúng ta không nên tẩy giun đơn lẻ mà cần phải tẩy giun định kì
cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Người Việt hiện nay gần như không
thể tránh xa những món ăn có khả năng nhiễm giun cao như rau củ quả sống, vậy
chúng ta có nên tránh những nhóm thực phẩm này để phòng ngừa giun?
Rau củ quả là những nhóm thực phẩm cần
thiết cung cấp các loại vitamin, các vi chất cũng như cung cấp chất xơ cho cơ
thể. Nếu biết vệ sinh hợp lý chúng ta vẫn có thể phòng tránh nhiễm giun. Chúng
ta nên ăn chín, uống sôi để đảm bảo nguồn thức ăn không bị ô nhiễm mầm bệnh; rửa
rau, củ, quả dưới vòi nước chảy nhiều lần, ngoài ra cần vệ sinh cá nhân như rửa
tay trước khi ăn; cắt móng tay thường xuyên; mang giầy dép khi ra ngoài hoặc tiếp
xúc đất; không ôm chó mèo… Đặc biệt cần tập thói quen tẩy giun định kì cho cả
gia đình ít nhất hai lần trong năm để cắt đứt vòng đời sinh sôi của giun. Tại
những vùng dịch tễ cao, môi trường ô nhiễm hoặc điều kiện ăn uống kém vệ sinh,
có thể tẩy giun từ 3 lần. Đối với trẻ trên 1 tuổi, các phụ huynh có thể tẩy
giun cho bé bằng những loại thuốc tẩy giun có mùi vị để khuyến khích sự hợp tác
của bé.
TTS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng –
Côn trùng Trung Ương và bà Trương Quốc Hương, trưởng nhãn hàng Fugaca
Được biết, NIMPE vừa công bố chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116”, chương trình
này sẽ đem lại lợi ích gì cho người dân?
Đây là chương trình kêu gọi người dân tẩy
giun cho cả gia đình định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần để phòng ngừa các loại bệnh
lý do giun gây ra. Theo đó, để giúp người dân dễ dàng ghi nhớ lịch tẩy giun định
kì, NIMPE cũng đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6/1 và ngày 1/6.