Mùa đông, số trẻ dưới 5 tuổi phải
nhập viên do cảm cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường rất
lớn, trong khi bố mẹ hoàn toàn có thể phòng bệnh cho con bằng những cách
rất đơn giản và hiệu quả.
Hàng năm, số trẻ em dưới 5 tuổi phải
nhập viện do cúm và những bệnh liên quan đến đường hô hấp là rất lớn.
Biến chứng nặng do cúm thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ sơ sinh
dưới 6 tháng tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất vì sức đề kháng và thể
trạng còn non nớt, ngoài ra trẻ cũng chưa đủ tuổi để có thể được chủng
ngừa tất cả các loại cúm.
Ảnh minh họa.
Bố mẹ có thể tham khảo những điều dưới đây để bảo vệ con và phòng bệnh một cách hiệu quả.
1. Tiêm vắc-xin phòng cúm theo mùa cho trẻ ngay khi có lịch và trẻ đủ tháng tuổi
-
Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong gia đình bạn đều đã được
chủng ngừa cúm để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm virus cúm thông qua việc
tiếp xúc và sinh hoạt hàng ngày.
- Kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo rằng những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc trẻ như vú nuôi, giúp việc,…đều đã được tiêm vắc-xin phòng cúm.
2. Kéo dài thời gian cho trẻ bú mẹ và uống sữa mẹ nhiều nhất có thể
- Sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật.
-
Ngay cả khi bị cúm phải cách ly với trẻ, các mẹ vẫn có thể vắt sữa cho
vào bình và nhờ người thân trong nhà cho trẻ uống đều đặn trong ngày.
Lưu ý trong thời gian vẫn còn cho con bú mẹ, bạn không nên dùng các loại thuốc chống chỉ định, kháng sinh liều cao,…
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc nhờ tư vấn của dược sĩ, bác sĩ trước khi
bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi cho trẻ ăn
Sử
dụng một chút cồn pha loãng để khử trùng tay nếu bạn không có sẵn xà
phòng và nước sạch tại chỗ. Rửa sạch tay của bạn là một biện pháp giúp
ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh cúm.
4. Tránh ho hoặc hắt hơi vào mặt em bé
Các
bác sĩ khuyến cáo virus cúm sẽ lây lan qua những giọt nhỏ được hình
thành trong quá trình ho và hắt hơi. Nếu bạn đang giữ hoặc bế trẻ và
phải ho, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khăn mặt. Trong trường
hợp không có sẵn khăn, bạn có thể dùng khuỷu tay rồi sau đó rửa thật
sạch tay.
5. Yêu cầu người thân hay bạn bè có các triệu chứng cúm không nên gần trẻ
Triệu
chứng của cúm có thể bao gồm sốt, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Mặc
dù có thể háo hức để xem em bé của bạn, nhưng mầm bệnh cúm trong cơ thể
họ sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ.
- Bạn nên giải thích rõ lý do tại sao bạn lại yêu cầu mọi người phải chờ đợi để đến thăm và nhìn ngắm con mình.
-
Trong vòng 24 giờ mà người thân của bạn không bị sốt (nhiệt độ cơ thể
cao hơn 37,8 độ C) và không phải dùng thuốc hạ sốt có nghĩa là họ không
còn nguy cơ truyền nhiễm bệnh cho trẻ và hoàn toàn có thể đến thăm và
chơi với trẻ bình thường.
6. Dùng một chiếc địu hoặc dây quàng để địu và ôm trẻ khi bạn đến những nơi công cộng
Khi
bạn giữ trẻ sát vào người, những người khác sẽ ít có khả năng ở gần mặt
trẻ hoặc chạm vào trẻ. Điều này giúp ngăn chặn bé yêu của bạn giảm được
tối đa nguy cơ nhiễm virus cúm.
- Tránh xa những người bị cúm hoặc có biểu hiện bị ốm, cúm ít nhất 2 mét.
7. Khử trùng dụng cụ mà trẻ thường dùng
Khử trùng núm vú giả, đồ chơi, bình sữa,… bằng hơi nước hoặc luộc sôi hay sử dụng xà phòng, chất khử chuyên dùng cho trẻ em.
8. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có biểu hiện bị cảm cúm,
ốm sốt, cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện, trung tâm y tế để khám
chữa và uống thuốc kịp thời. Các loại thuốc kháng virus sẽ đạt hiệu quả
nhất trong 2 ngày đầu của bệnh.
- Cách ly người bệnh để ngăn chặn việc lây lan virus khắp trong nhà.
- Nhờ người thân trong nhà chăm sóc cho trẻ nếu chính bạn đang bị cúm.
-
Trường hợp không có người hỗ trợ chăm trẻ, bạn phải đeo khẩu trang và
thường xuyên làm vệ sinh để tránh cho trẻ không bị lây virus cúm.