Nhiều sai lầm của bố mẹ khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ có cơ hội tiến triển nặng và dễ phát triển thành dịch.
Mặc dù tay chân miệng là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ tự khỏi song
vẫn có thể tiến triển nặng với các biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc
không đúng cách.
Vệ sinh răng miệng sai cách
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai
cho biết, khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề
đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh
răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…
Nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm trợt vỡ
các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Nhiều bố mẹ đã dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng
cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét
thêm nặng. Bên cạnh đó, việc lau miệng cho trẻ bằng khăn sữa, gạc còn
đưa nấm ở bên ngoài vào miệng trẻ.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng
nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ,
ngủ dậy. Miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch, cố gắng khuyến khích trẻ uống
nhiều nước, xúc miệng nước muối… là có thể làm sạch răng miệng mà không
gây nguy hiểm.
|
Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Ảnh:
Markmedicalsupplies.
|
Ủ ấm con quá mức
Vẫn theo PGS Dũng, trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ, các
mụn nước bên ngoài da cũng không cần bôi thuốc, việc vệ sinh những mụn
nước chỉ một cần 1 lần/ngày.
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc
biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ
rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình
trạng nặng hơn.
Lạm dụng truyền nước
Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện
Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lạm dụng truyền dịch
cho trẻ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước
nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, điều trị tại nhà, gia đình nên cho bé
uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng
cao sức đề kháng. Ngoài ra, các loại quả có màu đỏ, màu vàng như nước ép
cà rốt, cà chua, dưa hấu… rất giàu vitamin A - một trong những vitamin
rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn
thương.
Khi bị tay chân miệng, cha mẹ nên bổ sung kẽm - một vi chất dinh
dưỡng quan trọng cho