!important; Giao tiếp là một đặc trưng hoạt động sống của con người, là phương thức tồn tại của xã hội loài người. Từ khi mới sinh ra trẻ em đã bắt đầu giao tiếp với những người xung quanh, văn hóa giao tiếp cơ bản của con người được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Các hành vi giao tiếp của trẻ được hình thành chủ yếu từ sự bắt chước và phản ánh rất chân thực những điều trẻ học được. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của người lớn, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực của những người xung quanh sẽ ăn sâu vào nhận thức và trở thành những hành vi giao tiếp không văn hóa của trẻ.
  !important; Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho con người nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng trở thành một mục tiêu quan trọng.Việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ phải được tiến hành ngay từ nhỏ để giúp trẻ hình thành những phẩm chất cần thiết cho con người trong tương lai. Những phẩm chất này sẽ làm cho trẻ tự tin, mạnh dạn, độc lập, sáng tạo, linh hoạt dễ hòa nhập, dễ chia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống. Các nhóm hành vi giao tiếp chủ yếu ở trẻ gồm có:
  !important; Nhóm hành vi giao tiếp ứng xử lịch sự, lễ phép: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, cử chỉ thân mật lễ phép.
  !important; Nhóm hành vi tham gia hội thoại: Chấp nhận, lắng nghe, không ngắt lời người khác đang nói, xưng hô thân mật, không nói trổng
  !important; Nhóm hành vi biểu đạt nhu cầu với người khác: Biết đề nghị muốn người khác giúp đỡ hay tham gia vào hoạt động
  !important; Nhóm hành vi thể hiện sự thông cảm chia sẻ: Quan tâm đến người thân bạn bè khi cần sự giúp đỡ, cùng chơi với bạn chia sẻ thông tin với bạn.
  !important; Nhóm hành vi tôn trọng trong giao tiếp: Chấp nhận ý kiến của bạn, tôn trọng sở thích riêng của bạn và người thân, tuân thủ quy định chung của tập thể, không ồn ào làm mật trật tự nơi đông người
  !important; Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ trong trường mầm non bằng các phương pháp như tổ chức hoạt động, nêu gương, tạo tình huống khen ngợi, dùng tình cảm. Tổ chức cho trẻ đánh giá và tự đánh giá. Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động như: Bổ sung đa dạng đồ dùng, đò chơi, bố trí góc chơi, mở rộng nội dung chơi để tăng cường sự giao tiếp của trẻ trong nhóm chơi. Ngoài ra cần có sự kế hợp chặt chẽ giữa gia đinh và nhà trường có sự tương tác trao đổi liên tục giữa giáo viên và phụ huynh
  !important; Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hành vi văn hóa ở trẻ Trường mầm non Chim Én đã và đang cố gắng đẩy mạnh nội dung chương trình học để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.