Chúng ta có thể hiểu:
Bạo hành: Là hành động và lời nói có tính chất vũ phũ, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn ... bất chấp pháp luật, đạo lý làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.
Bạo lực trẻ em: Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm haị thân thể, sức khỏe, lăng mạ, súc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất và tinh thần trẻ em.
Bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mầm non: Là hệ thống sâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa hoặc tẩy chay, thờ ơ, bỏ mặc gây tổn thương tích trể cơ thể thậm chí dẫn đến tử vong cho những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục trong các sở giáo dục mầm non.
I. Phân loại bạo lực học đường:
1. Bạo hành thể chất: Gây tổn thương về tinh thần và thể xác của trẻ bằng các hình thức tra tấn đánh đấm, đá, roi vọt, xô đẩy...gây tổn thương trên cơ thể trẻ bằng các vết bầm tím, vết cắt.
2. Bạo hành tình dục: các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đụng chạm vào ngực, mông, vùng kín của trẻ hoặc dụ giỗ, cưỡng ép trẻ tham gia các hoạt động tình dục.
3. Bạo hành tinh thần: Là bạo hành bằng lời nói thô bạo như quát mắng, đe dọa, hạ thấp, xúc phạm, chê bai làm nhục, lăng mạ, làm mất uy tín, nói xấu,...đều có thể gây tác động tâm lý có hại cho trẻ.
4. Sao nhãng hoặc đối xử thờ ơ (bỏ rơi trẻ em): Thể hiện sự không quan tâm tới trẻ, bỏ mặc cảm xúc, sự mong muốn được hỗ trợ, can thiệp khi cần thiết của người lớn.
II. Ảnh hưởng của bạo hành trẻ đối với sự phát triển của trẻ mầm non và CBGV,NV trong cơ sở GDMN
1. Ảnh hưởng đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
2.ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách và nhân cách
3. ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực đối với việc học tập
III. Phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở GDMN
Là những biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý tình huống bạo lực xảy ra với những đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM:
1. Đối với BGH nhà trường:
Cập nhật và phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về bạo lực học đường tới đội ngũ giáo viên và cha mẹ học sinh.
Tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử tới CBQL, GV, NV. Nâng cao đạo đức nhà giáo, nói không với bạo hành trẻ em.
Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện, không tạo áp lực cho giáo viên, nhân viên.
Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc giáo viên, nhân viên làm đúng chức năng của mình để có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành sảy ra. Quản lý, quản trị tốt các hoạt động của nhà trường.
Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để có biện pháp ngăn ngừa bạo hành trẻ.
2. Đối với giáo viên:
- Xác định rõ vai trò trách nhiệm của giáo viên đối với trẻ, có tâm huyết với nghề (yêu nghè, mến trẻ)
- Tự rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng kiểm soát tâm lý, biết kiềm chế bản thân khi nóng giận. Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Tích cực học tập và làm theo tư trưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh và thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
3. Đối với cha mẹ trẻ: Phối hợp tốt với nhà trường quan tâm tới trẻ và thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên về tình hình sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ để giáo viên nắm bắt được và cùng giáo viên đưa ra những biện pháp phối hợp trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất và tinh thần giúp trẻ phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ trước khi bước vào lớp một. Trường Mầm non Chim Én kính mong các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ hãy cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, vì hạnh phúc của trẻ thơ mà giành những gì tốt đẹp cho con trẻ. Phấn đấu không có tệ nạn, không bạo lực, không bạo hành.